Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023
Khám Phá Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Khám Phá Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Chiến lược đầu tư chứng khoán: +3 điều cần làm để thành công

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
24/02/2023
trong Chuyên mục chứng khoán
A A
0
Chiến lược đầu tư chứng khoán
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Đầu tư chứng khoán thường được ví như một cuộc chơi đầy may rủi, số ít người trong đó thành công bằng thực lực. Tuy vậy, một phần tất yếu của cuộc chơi này đòi hỏi các nhà đầu tư phải có cho mình một chiến lược cụ thể trước khi thực sự bước lên sàn. Vậy, một chiến lược đầu tư chứng khoán thường có những yếu tố gì? Làm thế nào để xây dựng một kế hoạch đầu tư phù hợp? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Mục lục
  1. 1. Đề ra mục tiêu tài chính cần đạt khi đầu tư chứng khoán
  2. 2. Xây dựng kế hoạch/chiến lược đầu tư chứng khoán
    1. a. Chọn phương pháp đầu tư chứng khoán
    2. b. Phân bổ danh mục & ngân sách đầu tư chứng khoán
  3. 3. Cách thức triển khai chiến lược đầu tư chứng khoán

1. Đề ra mục tiêu tài chính cần đạt khi đầu tư chứng khoán

Danh sách việc cần làm cho tài chính của bạn
Danh sách việc cần làm cho tài chính của bạn (ảnh minh họa)

Để xây dựng được một chiến lược đầu tư chứng khoán phù hợp và hiệu quả, trước hết nhà đầu tư cần xác định được mục tiêu tài chính cụ thể mà bản thân muốn đạt được. Mục tiêu đó phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân, có thể là ngắn hạn, trung hoặc dài hạn. Tuy thời gian có thể khác nhau, nhưng nhìn chung thì các nhà đầu tư đều hướng đến mục tiêu là lợi nhuận.

  • Mục tiêu ngắn hạn: nhà đầu tư thường hướng đến các mục đích như mua nhà, mua xe, mua điện thoại hoặc tặng lợi nhuận nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn thường dưới 1 năm, thậm chí là trong vài tháng.
  • Mục tiêu dài hạn: nhà đầu tư có tầm nhìn xa hơn mong muốn tích lũy và thu lợi nhuận lớn để trở thành tỷ phú hoặc tự do tài chính. Thời gian thực hiện thường mất từ 3 – 10 năm (hoặc lâu hơn) để hoàn thành mục tiêu này.
Ví dụ: bạn sở hữu 700 triệu tiền nhàn rỗi và bạn quyết định đầu tư chứng khoán. Mục tiêu của bạn là sẽ mua được một căn nhà trong vòng 5 – 10 năm tiếp theo.

2. Xây dựng kế hoạch/chiến lược đầu tư chứng khoán

Khi đã xác định được mục tiêu cụ thể cho việc đầu tư chứng khoán, bạn cần tính toán xem kế hoạch này cần làm trong bao lâu và thực hiện nó như thế nào.

a. Chọn phương pháp đầu tư chứng khoán

Xét về yếu tố thời gian và mức độ chấp nhận rủi ro, ta có thể chia các kế hoạch đầu tư thành 2 trường phái chính:

  • Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (đánh nhanh rút gọn): cách đầu tư này tận dụng tối đa sức mạnh của lãi suất và thời gian để thu hồi vốn và lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hình thức này thường có rủi ro cao hơn, yêu cầu người chơi phải dành sự tập trung cao độ vào thị trường liên tục trong thời gian đang nắm giữ và tích trữ cổ phiếu.
  • Đầu tư chứng khoán dài hạn (đánh chậm mà chắc): phương thức này tạo ra lợi nhuận không quá nhanh nhưng lại có tính ổn định, bền vững theo thời gian. Hình thức đầu tư chứng khoán dài hạn sẽ phù hợp với những nhà đầu tư không muốn mạo hiểm, chậm rãi nhưng chắc chắn, thu lợi về lâu dài.

Ngoài ra, các phương pháp đầu tư chứng khoán khác cũng có thể áp dụng song song với 2 trường phái trên. Sau khi xác định được thời gian cho kế hoạch đầu tư, bạn cần phân bổ thời gian đó thành từng giai đoạn cho những bước cụ thể. Ngoài ra bạn cũng cần sắp xếp các bước theo trình tự thời gian một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo tiến độ đạt được mục tiêu của mình.

b. Phân bổ danh mục & ngân sách đầu tư chứng khoán

Tiếp theo, bạn cần phải phân bổ danh mục đầu tư của mình theo một tỷ lệ sao cho hợp lý nhất. Thông thường danh mục đầu tư chứng khoán thường được phân bổ như sau:

  • Công ty tư nhân (chưa IPO): đây hâu hết là những doanh nghiệp start-up (khởi nghiệp) có tiềm năng tăng trưởng mạnh, lợi nhuận cao. Nhưng đi kèm với nó tỷ lệ rủi ro cũng cao hơn.
  • Quỹ đầu tư chứng khoán: đây là những nguồn đâu tư an toàn và hiệu quả nhất trong dài hạn đã được chứng minh qua thời gian, ai cũng có thể thực hiện hiện được. Mấu chốt của hình thức đầu tư này là phải thực sự kiên trì và bền bỉ trong nhiều năm.
  • Đầu tư chủ động:
    • Đầu tư tăng trưởng: công ty có tiềm năng phát triển mạnh dựa theo phân tích thế mạnh từ nhà đầu tư.
    • Đầu tư giá trị: công ty có giá trị cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn so với phân tích của nhà đầu tư.
  • Khoản đầu tư khi có cơ hội: dùng cho trường hợp có cơ hội đầu tư bất ngờ xuất hiện mà không cần phải bán các loại tài sản khác.
Phân bổ tài sản
Phân bổ tài sản

Một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chiến lược của bạn chính là phân bổ tài chính cho việc đầu tư. Bạn cần phải xác định được ngân sách cho đầu tư cũng như cách cân bằng, tối ưu hóa lợi nhuận từ nguồn vốn đó sao cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Chúng ta vẫn luôn nghe nói đến nguyên tắc:

Không bỏ hết trứng vào một giỏ.

Điều này đặc biệt đúng trong đầu tư. Nếu sử dụng toàn bộ tiền vào một danh mục đầu tư, rủi ro phát sinh sẽ cao hơn và đặt bạn vào trạng thái không có đường lui nếu thất bại. Vì vậy, bạn hãy phân bổ ngân sách hợp lý cho từng danh mục và nên giữ lại một khoản tiền bảo đảm cho chính mình trong trường hợp xấu có thể xảy ra.

3. Cách thức triển khai chiến lược đầu tư chứng khoán

Thông qua việc đề ra mục tiêu tài chính và kế hoạch đầu tư, bạn đã tạo dựng cơ sở cho khâu quan trọng nhất trong chiến lược của chính mình là việc bắt tay vào triển khai nó. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những công việc tiên quyết phải thực hiện để đạt được mục đích cuối cùng. Đối với đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nên lưu ý các công việc cụ thể sau:

  • Học cách đầu tư chứng khoán: những việc như tìm hiểu khái niệm về chứng khoán, cổ phiếu, thị trường chứng khoán,… để nắm vững trước khi tham gia vào sân chơi này.
  • Học kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: việc bạn áp dụng kiến thức vào thực tiễn có thể giúp bạn đúc kết được kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng nếu biết tiếp thu lời khuyên và bài học từ những người đi trước trong giới đầu tư, bạn có thể khiến cho kế hoạch được thực hiện thuận lợi hơn. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn tránh mất thời gian, tiền bạc vào những việc không đem lại hiệu quả kinh tế hoặc tránh tổn thất, thua lỗ.

Có thể nói, đầu tư chứng khoán là một cuộc chơi của những toan tính. Và để gia tăng khả năng chiến thắng trong cuộc chơi này, bạn cần phải có một chiến lược cụ thể và thích hợp. Mong rằng những thông tin mà mình chưa sẻ sẽ hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn thành công!

Tác giả: Nguyễn Công Phúc & Phan Khánh Linh

Đánh giá bài viết
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Khám Phá Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Khám Phá Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách kiếm tiền trên YouTube

Cách kiếm tiền trên YouTube & hướng dẫn tối ưu phát triển kênh

08/05/2023
Launchpool là gì?

Launchpool là gì? Các cơ chế & lợi ích của Binance Launchpool

08/05/2023
On-chain là gì?

On-chain là gì? Đặc điểm của dữ liệu On-chain trong blockchain

03/04/2023
Khám Phá Tài Chính

Tiền bạc chính là cuộc sống của bạn!

📧 Email: cauchunhomrpi@gmail.com

VỀ CHÚNG TÔI

KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

TUYỂN DỤNG CTV

DONATE (ỦNG HỘ) ❤️

THÔNG TIN WEBSITE

GIỚI THIỆU

LIÊN HỆ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Huy hiệu DMCA website Khám Phá Tài Chính

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc