Trong thị trường chứng khoán, chứng quyền có tính đòn bẩy cao giúp cho việc đầu cơ có thể kiếm được các khoản tiền đáng kể. Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về chứng quyền và những đặc điểm của loại hình chứng khoán này nhé!
Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (warrant) là loại chứng khoán cho phép chủ sỡ hữu có quyền mua cổ phiếu của một doanh nghiệp phát hành với mức giá cố định (xác định từ trước) cho đến khi đáo hạn. Việc phát hành chứng quyền cùng với trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi mục đích là để hấp dẫn các nhà đầu tư sở hữu chúng trong khi doanh nghiệp phát hành trả lãi suất hoặc cổ tức thấp hơn.
Chứng quyền cho phép nhà đầu tư quyền mua cổ phiếu trong tương lai mà không thể hiện quyền sở hữu ngay lập tức. Các nhà đầu tư mua chứng quyền thường đặt kỳ vọng nhiều hơn vào những biến động thị trường thay vì mua cổ phiếu và đặt cược vào triển vọng của doanh nghiệp đó.
Phân loại chứng quyền
Chứng quyền hiện có 2 loại như sau:
1. Chứng quyền (truyền thống)
Như được định nghĩa ở trên, đây là loại chứng quyền mặc định và thường được phát hành cùng với một loại trái phiếu để tăng sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn sở hữu trong khi doanh nghiệp thì được giảm lãi suất trả cổ tức.
2. Chứng quyền có bảo đảm
Chứng quyền có bảo đảm (covered warrant viết tắt là CW) là một thuật ngữ mở rộng của chứng quyền. Loại chứng khoán này cho phép chi trả một khoản “phí đảm bảo” và nhà đầu tư sẽ được bảo đảm không thể mất nhiều tiền hơn khoản phí bảo hiểm đã trả ban đầu.
Cách xem mã chứng quyền

Mỗi chứng quyền được phát hành và niêm yết sẽ được gắn với 1 mã được gọi là “mã chứng quyền“. Mã chứng quyền có dạng như sau:
Mã chứng quyền (CUUUYYRR) | ||
---|---|---|
C (hoặc P) | C (Call) nếu là chứng quyền mua. P (Put) nếu là chứng quyền bán (hiếm gặp hơn). | |
UUU (Underlying) | 3 ký tự của mã chứng khoán cơ sở (ví dụ: VNM của Vinamilk). | |
YY (Year) | Năm phát hành chứng quyền (ví dụ: số “22” trong mã chứng quyền là năm 2022). | |
RR (Round) | Đợt phát hành trong năm của chứng quyền cho cùng một mã chứng khoán cơ sở (ví dụ: số “03” của mã chứng quyền là đợt phát hành lần thứ 3 trong năm). |
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của chứng quyền
Giá của chứng quyền bị tác động bởi các yếu tố sau:
- Thời gian đáo hạn chứng quyền: thông thường, càng đến gần ngày đáo hạn thì giá chứng quyền càng giảm và sẽ bằng 0 tại thời điểm đáo hạn. Các loại chứng quyền dài hạn thường sẽ có giá trị nội tại cao hơn so với chứng quyền ngắn hạn.
- Biến động giá của chứng khoán cơ sở: giá trị của chứng quyền tỷ lệ thuận với giá của chứng khoán cơ sở nên bất cứ biến động nào trên thị trường chứng khoán cũng tác động đến nó. Biên độ dao động giá chứng khoán cơ sở càng cao thì tỷ suất lợi nhuận và thua lỗ càng lớn, giá chứng quyền từ đó cũng tăng hoặc giảm theo.
Đặc điểm của chứng quyền
Chứng quyền sở những điểm đặc biệt như sau:
Ưu điểm:
- Có tính đòn bẩy cao giúp kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ.
- Phương thức giao dịch dễ dàng tương tự như chứng khoán cơ sở.
- Vốn đầu tư thấp hơn so với chứng khoán cơ sở.
- Không cần thực hiện ký quỹ.
- Không giới hạn quyền sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nhược điểm:
- Rủi ro không được thanh toán lợi nhuận từ nhà phát hành.
- Tỷ lệ đòn bẩy cao đi kèm với rủi ro thay đổi giá của chứng quyền cao hơn so với các chứng khoán cơ sở.
- Chứng quyền chỉ có giá trị trong vòng đời của chính nó theo thỏa thuận và sẽ không còn giá trị sau ngày đáo hạn.
- Giá trị của chứng quyền sẽ giảm dần theo thời gian khi gần đến ngày đáo hạn.
- Chứng quyền có sự giới hạn thanh khoản trên các thị trường thứ cấp.
- Khả năng tạo lập thị trường của công ty, tổ chức phát hành không được đảm bảo bởi bên thứ ba.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về chứng quyền mà nhà đầu tư nên tìm hiểu. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên để bình luận nếu thấy bài viết hữu ích nhé! Chúc bạn thành công!
Tác giả: Nguyễn Công Phúc & Phan Khánh Linh