Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023
Khám Phá Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Khám Phá Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Cổ đông là gì? Phân loại, quyền, nghĩa vụ & Vai trò của cổ đông

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
24/02/2023
trong Chuyên mục chứng khoán
A A
0
Cổ đông là gì?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Những thành viên quan trọng không thể thiếu trong hội đồng quản trị của công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Vậy cổ đông là gì và tại sao cổ đông lại đóng vai trò quan trọng trong công ty cổ phần? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết khái niệm cổ đông trong bài viết này nhé!

Mục lục
  1. Cổ đông là gì?
  2. Các loại cổ đông
    1. 1. Cổ đông sáng lập
    2. 2. Cổ đông chiến lược
    3. 3. Cổ đông phổ thông
    4. 4. Cổ đông lớn
    5. 5. Cổ đông ưu đãi
  3. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông
    1. 1. Về quyền
    2. 2. Về nghĩa vụ
  4. Vai trò của cổ đông trong doanh nghiệp

Cổ đông là gì?

Cổ đông (shareholder) là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần của công ty cổ phần. Hay nói cách khác, cổ đông sở hữu một phần của công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ. Vì vậy, họ có quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ phiếu.

Số lượng cổ đông tối thiểu khi sáng lập công ty cổ phần là 3 thành viên và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác tùy theo phần vốn mà họ đã góp.

Các loại cổ đông

Cổ đông được phân loại dựa vào quyền, nghĩa vụ gắn liền với số lượng và loại cổ phiếu mà họ đang sở hữu.

1. Cổ đông sáng lập

Cổ đông sáng lập là những thành viên đầu tiên tham gia góp vốn để thành lập công ty cổ phần. Thời điểm thành lập doanh nghiệp, thành viên sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% cổ phần của doanh nghiệp. Ngoài ra, cổ đông đồng sáng lập công ty được gọi là cổ đông hiện hữu khi vẫn đang nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp.

2. Cổ đông chiến lược

Vai trò của cổ đông chiến lược
Cổ đông chiến lược có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp (ảnh minh họa)

Cổ đông chiến lược là những nhà đầu tư có năng lực về tài chính và đảm bảo cam kết hỗ trợ, đóng góp tầm nhìn và gắn bó dài hạn với doanh nghiệp. Trách nhiệm của cổ đông chiến lược là giúp đỡ, hỗ trợ công ty ở nhiều mảng và khía cạnh khác nhau như quản trị nhân sự, quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, định hướng kinh doanh, v.v…

3. Cổ đông phổ thông

Cổ đông phổ thông (hay cổ đông thường) là những người sở hữu cổ phần phổ thông (thường) – loại cổ phần cơ bản nhất được hình thành từ vốn điều lệ hoặc từ việc phát hành cổ phiếu. Trong một số trường hợp, cổ đông phổ thông có thể được gọi như sau:

  • Cổ đông không kiểm soát: là cổ đông nắm giữ dưới 50% số cổ phần của doanh nghiệp.
  • Cổ đông thiểu số: là cổ đông sở hữu số lượng cổ phần thấp so với một cổ đông khác đang nắm quyền kiểm soát công ty.

4. Cổ đông lớn

Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành. Cổ đông lớn thường nắm giữ nhiều quyền quyết định của doanh nghiệp hơn. Trên thực tế, quyền lợi trên mỗi giá trị cổ phần là hoàn toàn bình đẳng. Tóm lại, cổ đông lớn chỉ sở hữu nhiều cổ phần hơn nên chiếm được lợi thế trong việc biểu quyết một vấn đề hay một quyết định nào đó.

5. Cổ đông ưu đãi

Cổ đông ưu đãi là những cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi kèm theo và bị hạn chế một số quyền lợi khác so với cổ đông thường.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông được quy định theo luật pháp Việt Nam, cụ thể như sau:

1. Về quyền

Cổ đông có quyền sa thải CEO
Các cổ đông có hẳn quyền bỏ phiếu để “đuổi cổ” CEO (ảnh minh họa)

Cổ đông sáng lập, cổ đông chiến lược, cổ đông phổ thông và cổ đông lớn có một số quyền hạn như:

  • Quyền bỏ phiếu: được tham gia bỏ phiếu và phát biểu trong các cuộc họp Đại hội cổ đông. Thực hiện các quyền như biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại diện đã được ủy quyền theo pháp luật hoặc điều lệ công ty quy định.
  • Quyền nhận cổ tức: cổ đông sẽ nhận được cổ tức tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ nắm giữ. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, cổ đông được nhận phần tài sản còn lại dựa vào tỷ lệ cổ phần đang nắm giữ.
  • Quyền chuyển nhượng:
    • Đối với cổ đông sáng lập: trong vòng 3 năm đầu, tính từ ngày doanh nghiệp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Trong trường hợp muốn chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài, cổ đông sáng lập chỉ được thực hiện khi nhận được sự chấp thuận của các cổ đông còn lại trong cuộc họp Đại hội cổ đông. Sau 3 năm thành lập, cổ đông sáng lập sẽ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kỳ ai.
    • Đối với cổ đông phổ thông: có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kỳ ai.
Cổ đông ưu đãi: có quyền biểu quyết, nhận cổ tức và nhận hoàn vốn nhiều hơn so với cổ đông thường được ghi trên cổ phiếu ưu đãi mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, họ không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông hoặc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

2. Về nghĩa vụ

Cổ đông sáng lập, cổ đông chiến lược và cổ đông lớn cần phải thực hiện các nghĩa vụ sau theo quy định của pháp luật:

  • Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn số lượng cổ phần đã cam kết mua.
  • Không được phép rút vốn đã đóng góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức trừ trường hợp được nhà đầu tư khác mua lại cổ phần.
  • Tuân thủ chặt chẽ các điều lệ và quy định quản lý nội bộ của doanh nghiệp.
  • Chấp hành nghị quyết, chính sách của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị.
  • Thực hiện một số nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Ghi chú: cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi không bị ràng buộc bởi các quy định trên.

Vai trò của cổ đông trong doanh nghiệp

Cổ đông đóng vai trò rất quan trọng trong việc vần hành công ty cổ phần, bao gồm:

  • Cổ đông sáng lập thành lập công ty cổ phần và đưa vào hoạt động góp phần phát triển chung cho nền kinh tế.
  • Cổ đông là những người đầu tư góp vốn giúp cho doanh nghiệp có thể vận hành liên tục, việc kinh doanh không bị gián đoạn.
  • Cổ đông gián tiếp tạo nên công ăn việc làm cho người lao động thông qua việc góp vốn, giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự để kinh doanh sản xuất.
  • Cổ đông chiến lược đưa ra các quyết định quan trọng giúp doanh nghiệp có tầm nhìn để phát triển trong tương lai.

Với những thông tin về cổ đông trong bài viết, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Tác giả: Nguyễn Công Phúc & Bùi Khánh Linh

Đánh giá bài viết
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Khám Phá Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Khám Phá Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách kiếm tiền trên YouTube

Cách kiếm tiền trên YouTube & hướng dẫn tối ưu phát triển kênh

08/05/2023
Launchpool là gì?

Launchpool là gì? Các cơ chế & lợi ích của Binance Launchpool

08/05/2023
On-chain là gì?

On-chain là gì? Đặc điểm của dữ liệu On-chain trong blockchain

03/04/2023
Khám Phá Tài Chính

Tiền bạc chính là cuộc sống của bạn!

📧 Email: cauchunhomrpi@gmail.com

VỀ CHÚNG TÔI

KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

TUYỂN DỤNG CTV

DONATE (ỦNG HỘ) ❤️

THÔNG TIN WEBSITE

GIỚI THIỆU

LIÊN HỆ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Huy hiệu DMCA website Khám Phá Tài Chính

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc