Thứ Năm, 2 Tháng Hai, 2023
Học Thức Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Học Thức Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Affiliate link vay tiền nhanh OnCredit

Crypto là gì? Đặc điểm tiền mã hóa & +10 đồng crypto phổ biến

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
02/02/2023
trong Chuyên mục tiền điện tử
Thời gian đọc: 21 mins read
A A
0
Crypto là gì?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Từ năm 2008 đến nay, crypto đã trở thành một đề tài nóng hổi và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay vẫn có rất ít người thật sự hiểu rõ về crypto. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về crypto, cơ chế hoạt động cũng như những đặc điểm của nó thông qua bài viết này nhé!

Mục lục
  1. Crypto là gì?
  2. Sự ra đời của crypto
  3. Phân loại crypto
    1. 1. Coin
    2. 2. Token
  4. Cách thức hoạt động của crypto
  5. Một số đặc điểm của crypto
    1. 1. Đã được số hóa
    2. 2. Tính chất phi tập trung
    3. 3. Tính chất ngang hàng
    4. 4. Tính ẩn danh
    5. 5. Không phụ thuộc
    6. 6. Được mã hóa
    7. 7. Toàn cầu hóa
  6. Ví lưu trữ tiền mã hóa (crypto wallet)
    1. 1. Ví nóng
    2. 2. Ví lạnh
  7. TOP 10 đồng crypto phổ biến nhất hiện nay
    1. 1. Bitcoin (BTC)
    2. 2. Ethereum (ETH)
    3. 3. Binance Coin (BNB)
    4. 4. Ripple (XRP)
    5. 5. Tether (USDT)
    6. 6. Cardano (ADA)
    7. 7. Polkadot (DOT)
    8. 8. Dogecoin (DOGE)
    9. 9. Uniswap (UNI)
    10. 10. Litecoin (LTC)
  8. Tính hợp pháp của tiền mã hóa ở Việt Nam

Crypto là gì?

Tổng quan về cryptocurrency
Tổng quan về cryptocurrency

Crypto (viết tắt của cryptocurrency và được dịch là tiền mã hóa) là một loại tiền điện tử/tiền kỹ thuật số hoặc tiền ảo được mã hóa và được sử dụng thông qua cơ sở dữ liệu phân cấp blockchain. Đây là một loại tài sản kỹ thuật số được thiết kế với vai trò như một sàn giao dịch trung gian sử dụng mật mã nhằm bảo vệ, kiểm soát việc gian lận bằng cách tạo ra các thực thể bổ sung và xác minh thủ tục chuyển giao tài sản. Loại crypto được tạo ra đầu tiên vào năm 2009 là Bitcoin. Kể từ đó, những loại loại crypto khác cũng dần xuất hiện và được gọi chung là Altcoin.

Chú thích: Altcoin là viết tắt của alternate coin có nghĩa là đồng tiền thay thế. Người ta đặt tên như vậy vì Altcoin được phát minh với mục đích thay thế Bitcoin.

Có rất nhiều người gọi crypto là tiền ảo dẫn đến sự nhầm lẫn và hoài nghi về tính an toàn của loại tiền này. Trên thực tế, crypto khác hẳn so với những loại tiền ảo thường được dùng trên game hay trên một số ứng dụng, không có giá trị thực. Crypto thực sự có giá trị và hoàn toàn có thể được sử dụng để đổi thành tiền thật cho mục đích trao đổi, mua hoặc bán.

Sự ra đời của crypto

Sự phát triển công nghệ vào thập niên 90 đã cho ra đời những đồng tiền điện tử, kỹ thuật số với một số cái tên có thể kể đến như: Flooz, Benz, DigiCash, E-Gold,… Tuy nhiên, chúng nhanh chóng bị khai tử do tính bảo mật còn quá yếu dẫn đến các gian lận có thể dễ dàng xảy ra. Bên cạnh đó, người dùng lúc bấy giờ vẫn còn rất e ngại về tính an toàn của loại tiền này và các vấn đề về tài chính cũng như những mâu thuẫn trong nội bộ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lụi tàn của chúng.

Lịch sử ra đời của crypto
Lịch sử ra đời của crypto

Mãi cho đến năm 2009, một lập trình viên hoặc một nhóm lập trình viên có tên là Satoshi Nakamoto đã giới thiệu đến thế giới đồng Bitcoin. Lúc bấy giờ, đồng Bitcoin mới được xem là đồng crypto đầu tiên trên thế giới vì đã khắc phục được hầu hết những thiếu sót của các loại tiền kỹ thuật số ra mắt trước đó. Bên cạnh đó, Bitcoin cũng nhận được sự tin tưởng từ những nhà đầu tư crypto do hoạt động dựa trên sự bảo mật và đồng thời loại tiền tệ này mang tính phi tập trung, không chịu sự kiểm soát từ bất kỳ tổ chức hay chính phủ nào.

Ghi chú: Thời điểm mới ra mắt, Bitcoin cũng chính là crypto.

Phân loại crypto

Hiện tại, có hai loại crypto trên thị trường là coin và token. Mỗi loại crypto đều có những đặc điểm, ưu và nhược điểm riêng.

Coin và token
Coin và token

1. Coin

Coin là một loại tiền tệ được phát hành, phát triển và vận hành độc lập trên một blockchain riêng biệt. Coin được sinh ra để giải quyết các vấn đề như thanh toán, bảo mật và phát triển ứng dụng của chính blockchain đó. Bởi vậy, mỗi blockchain chỉ có 1 coin duy nhất.

Hiện tại, Coin được chia thành 2 loại gồm có Bitcoin và Altcoin.

  1. Bitcoin: đồng crypto đầu tiên và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới do tính thanh khoản cao và khối lượng giao dịch khổng lồ. Một số công ty thậm chí còn muốn áp dụng Bitcoin vào các giao dịch của họ để giảm thiểu các khoản chi phí ở mức tối đa.
  2. Altcoin: chứa các đồng tiền khác ngoài Bitcoin có thể kể đến như: Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ripple (XRP),… Đây là các đồng crypto ra đời sau để hoàn thiện những nhược điểm của Bitcoin, đồng thời khai thác tối đa thị trường tiền điện tử vô cùng tiềm năng này.

2. Token

Token cũng có những điểm tương đồng với coin, đều là đồng crypto được phát hành trên blockchain. Tuy nhiên, điểm khác biệt là token không có blockchain riêng mà buộc phải hoạt động trên nền tảng blockchain của coin nào đó. Hầu hết các token đều sử dụng blockchain của Ethereum, số khác thì dùng của Bitcoin, Solana, Polygon,… Trong một số trường hợp, các dự án token sẽ hướng tới sự phát triển riêng lẻ trên một nền tảng blockchain cho chính Token đó một khi đã đủ mạnh mẽ. Lúc đó thì token sẽ trở thành coin.

Một điểm khác biệt nữa là token không có ví lưu trữ riêng mà thay vào đó nó sử dụng ví của đồng coin nền tảng. Tất cả các giao dịch token đều đi kèm những khoản phí và sẽ được trừ vào coin nền tảng. Các blockchain như NEO, Tron, Waves,… đều có thể tạo các token tương tự trên blockchain của Ethereum và các token này được coi là một phương thức thanh toán khác trong hệ sinh thái blockchain của dự án đó.

Cách thức hoạt động của crypto

Crypto hoạt động dựa trên một nền tảng công nghệ dữ liệu blockchain. Được biết, đây là một số cái công cộng khổng lồ liệt kê mọi giao dịch xác thực bằng hệ thống máy tính có kết nối toàn cầu.

Cách thức hoạt động của một blockchain
Cách thức hoạt động của một blockchain

Crypto được tạo nên từ nhiều thuật toán phức tạp cho phép các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người gửi với người nhận mà không chịu sự quản lý, chi phối của bất cứ tổ chức trung ương nào như Chính phủ, ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Các giao dịch vẫn được đảm bảo tính an toàn và độ chính xác rất cao. Có thể nói, sự xuất hiện của crypto đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của hình thức thanh toán điện tử.

Ghi chú: đào tiền điện tử (hay đào tiền số) là thuật ngữ ám chỉ cách các đơn vị tiền điện tử mới được tạo ra khi sử dụng các phần mềm cùng với phần cứng để khai thác.

Một số đặc điểm của crypto

Một loại tiền kỹ thuật số sẽ được coi là crypto nếu hội tụ đủ những đặc điểm sau:

1. Đã được số hóa

Khác với những loại tiền giấy truyền thống, crypto là loại tài sản chỉ có thể sử dụng trên các thiết bị điện tử và giao dịch trên Internet, không có tính hữu hình. Người dùng không thể trực tiếp cầm nắm crypto như tiền giấy thông thường. Để thực hiện được điều này, tiền bắt buộc phải được biến đổi, số hóa trên Internet.

2. Tính chất phi tập trung

Cơ chế hoạt động của crypto có sự khác biệt so với tiền pháp định thông thường. Tiền điện tử không hoạt động tập trung trên một máy tính hoặc máy chủ trung tâm mà được phân phối trên một mạng cụ thể liên quan đến hàng nghìn máy tính. Mạng lưới này còn được gọi là mạng lưới phi tập trung.

3. Tính chất ngang hàng

Đối với tiền tệ thông thường, khi xử lý giao dịch trên Internet, người dùng bắt buộc phải thông qua phía ngân hàng hoặc tổ chức chủ quản. Giao dịch crypto thì không giống như vậy, khi tham gia vào mạng lưới, mỗi cá nhân đều có cấp độ ngang bằng nhau. Mọi giao dịch, trao đổi đều được thực hiện trực tiếp với nhau và không cần phải thông qua bên thứ ba nào cả. Nhờ đó, quá trình giao dịch được tăng tốc độ xử lý đồng thời giảm đi những khoản chi phí không cần thiết.

4. Tính ẩn danh

Tính ẩn danh trong crypto được thể hiện qua việc giao dịch không yêu cầu người dùng phải cung cấp các thông tin cá nhân. Đồng thời, giao dịch crypto không bị kiểm soát bởi bất kỳ bên thứ ba nào ngoài trừ bên mua và bên bán. Do đó, rất khó để xác định được danh tính của những người tham gia giao dịch crypto. Ngoài ra, các giao dịch cũng không hề có quy tắc ràng buộc nào so với tiền điện tử pháp định.

5. Không phụ thuộc

Crypto không chịu sự quản lý của các bên thứ 3. Do đó, người dùng có thể tự do quản lý tiền cũng như chủ động tiến hành các giao dịch trên hệ thống một cách dễ dàng hơn.

6. Được mã hóa

Mã hoá là một trong những tính chất quan trọng nhất của crypto. Sở dĩ crypto có được tính chất này là vì được xây dựng trên nên tảng công nghệ blockchain.

7. Toàn cầu hóa

Crypto không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan, tổ chức hoặc bất kỳ quốc gia nào và có thể được giao dịch ở mọi nơi trên thế giới. Đây là bản chất toàn cầu hay tính phi quốc gia của crypto. Đối với các loại tiền đang lưu hành thông thường, giá trị của chúng chỉ được xác định tại quốc gia đó hoặc bị thay đổi khi chuyển sang quốc gia khác. Còn đối với crypto, giá trị của chúng không đổi, không có sự khác biệt ở bất kỳ quốc gia nào.

Ví lưu trữ tiền mã hóa (crypto wallet)

Ví tiền mã hóa (crypto wallet) là những thiết bị, phương tiện, chương trình hoặc dịch vụ lưu trữ các khóa công cộng và khóa riêng tư được dùng để theo dõi quyền sở hữu, nhận hoặc chi tiêu crypto. Khi sử dụng ví, các lịch sử giao dịch được ghi lại và bằng chứng để nói lên quyền sở hữu crypto của bạn. Có rất nhiều loại ví tiền mã hoá hoạt động với những cơ chế khác nhau được dùng để lưu trữ và truy cập, bao gồm ví nóng và ví lạnh.

Ví nóng và ví lạnh
Ví nóng và ví lạnh (ảnh minh họa)

1. Ví nóng

Ví nóng là loại ví giúp bạn có thể giao dịch bất cứ khi nào bạn muốn qua kết nối Internet. Hiện nay có 3 loại ví nóng chính gồm có ví sàn, ví trên web và ví tại các phần mềm trên máy tính.

  • Ưu điểm: hầu hết các ví nóng đều miễn phí và dễ sử dụng. Bạn có thể tải và sử dụng ví nóng trên bất kỳ thiết bị điện tử nào kể cả máy tính và smartphone.
  • Nhược điểm: ví nóng tuy dễ sử dụng nhưng có thể bị tác động bởi hacker từ Internet. Bên cạnh đó, hầu hết các ví nóng chưa hỗ trợ tiếng Việt, ngoại trừ ví nóng Coin98.

2. Ví lạnh

Ví lạnh là những ví tiền mã hoá sử dụng khóa được tạo bởi một nguồn không được kết nối với blockchain hoặc Internet, nó chỉ kết nối khi bạn cần thực hiện giao dịch. Vì ví lạnh tách tiền lưu trữ khỏi Internet nên đây là phương pháp đáng tin cậy nhất để người dùng bảo vệ tiền của họ khỏi các cuộc tấn công của hacker. Tuy vậy, nếu muốn xem số dư thay đổi thì bạn cần cần kết nối Internet như khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

  • Ưu điểm: ví lạnh có ưu điểm là an toàn hơn so với ví nóng vì tách biệt với Internet và có thể mang đi bất cứ đâu.
  • Nhược điểm:
    • Khi muốn sử dụng ví lạnh, bạn cần phải bỏ ra một khoản tiền để mua thiết bị lưu trữ.
    • Sử dụng ví lạnh để rút/nạp coin sẽ tốn nhiều thời gian so với ví nóng vì phải chờ kết nối ví lạnh với máy tính.
    • Đối với người không rành về công nghệ thì việc sử dụng ví lạnh có thể gặp một vài khó khăn.
    • Các ví lạnh hiện nay hầu như đều sử dụng tiếng Anh, không hỗ trợ tiếng Việt.

TOP 10 đồng crypto phổ biến nhất hiện nay

TOP 10 crypto
TOP 10 loại tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay

Tính đến thời điểm tháng 4 năm 2021, Việt Nam đã và đang lưu hành hơn 20 loại tiền ảo với đông đảo người tham gia. Hãy cùng điểm qua 10 loại đồng crypto ở Việt Nam đang được giao dịch phổ biến tại thị trường nhé!

1. Bitcoin (BTC)

Như đã đề cập ở trên, Bitcoin là một loại tiền mã hoá xuất hiện vào năm 2008. Vào tháng 1 năm 2009, Bitcoin có lần đầu tiên ra mắt thị trường. Mặc dù mức giá khởi điểm cực thấp nhưng cho đến thời điểm viết bài (29/03/2022), đồng Bitcoin đã có giá trị khoảng 47.653 USD với tổng khối lượng giao dịch trong 24 giờ đạt 27.737.689.885 USD.

Hiện tại, trên thế giới đang có 18.997.031 BTC được lưu hành. Lượng cung tối đa của đồng tiền này có thể đạt ngưỡng 21.000.000 BTC. Bitcoin thường được giao dịch thông qua các nền tảng như Binance, Huobi Global, OKEx, FTX hoặc CoinTiger.

2. Ethereum (ETH)

Sau Bitcoin, Ethereum chính là đồng tiền mã hóa có giá trị vốn hóa đứng thứ hai trên thị trường crypto thế giới. Được biết, Ethereum lần đầu được giới thiệu vào khoảng cuối năm 2013 bởi một người đàn ông chuyên nghiên cứu về lập trình tiền điện tử có tên là Vitalik Buterin.

Vào ngày 29/03/2022, giá của 1 ETH tương đương với 3.433 USD. Tổng khối lượng mua bán trong 24 giờ qua đạt 17.929.321.191 USD. Hiện tại, 413.133.882.969 USD là tổng vốn hoá thị trường của Ethereum.

3. Binance Coin (BNB)

Binance Coin được ra mắt cộng đồng crypto thế giới thông qua sự kiện chào bán đồng tiền mã hoá lần đầu tiên vào năm 2017. Ban đầu, Binance Coin được phát hành dưới dạng token ERC-20 chạy trên nền tảng Ethereum với nguồn cung tối đa là 20.000.000 coin và 100.000.000 BNB trong ICO.

Tuy nhiên, với sự ra mắt của mạng lưới Binance Chain vào tháng 04/20219, ERC-20 đã được chuyển đổi thành BEP2 theo tỷ lệ 1:1 và không còn được lưu trữ trên nền tảng Ethereum. Hiện nay, Binance Coin có thể được sử dụng với vai trò như một phương thức thanh toán, một token tiện ích để thanh toán chi phí trên sàn giao dịch Binance và tham gia bán token trên Binance Launchpad. Ngoài ra, Binance Coin còn cấp quyền cho một sàn giao dịch tập trung có tên là Binance DEX.

Đến thời điểm ngày 29/03/2022, giá của Binance Coin đạt 438 USD với tổng khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua là 1.256.999.752 USD. Tổng giá trị vốn hoá thị trường của Binance Coin hiện đang là 73.685.403.823 USD.

4. Ripple (XRP)

Ripple là đồng tiền điện tử hoạt động trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số có tên là RippleNet. Đồng tiền này nằm trên một cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán, được gọi là XRP Ledger. RippleNet hoạt động dưới sự điều hành của công ty Ripple, còn XRP Ledger là nguồn mở và không hề dựa trên blockchain.

RippleNet là hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực có tên viết tắt là RTGS. Mục đích của hệ thống này là cho phép thực hiện các giao dịch tiền tệ mang tính tức thì trên thế giới. Mặc dù Ripple là đồng tiền mã hoá có nguồn gốc từ XRP Ledger nhưng người dùng vẫn có thể sử dụng các loại tiền tệ khác để giao dịch trên nền tảng.

Ý tưởng về nền tảng thanh toán Ripple được Ryan Fugger công bố lần đầu tiên vào năm 2004. Tuy nhiên, phải đến năm 2012 khi được tiếp quản bởi Jed McCaleb và Chris Larson, Ripple mới bắt đầu được xây dựng. Tại thời điểm năm 2012, Ripple còn được gọi với cái tên khác là OpenCoin.

Ngày 29/03/2022, 1 XRP có giá trị tương đương khoảng 0,876215 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ đạt 3.035.613.139 USD. Vốn hoá thị trường của đồng Ripple ở thời điểm của bài viết là 74.029.341.011 USD.

5. Tether (USDT)

Tether là đồng tiền kỹ thuật số có khả năng phản ánh giá trị của đồng đô la Mỹ, xuất hiện lần đầu vào năm 2014. Mục tiêu mà Tether hướng đến là trở thành một loại tiền mã hoá ổn định, có vai trò sử dụng tương tự như đồng đô la kỹ thuật số hay stablecoin. Giá trị của đồng Tether được gắn chặt với giá trị của đồng đô la Mỹ.

Ban đầu, giao thức truyền tải của Tether là lớp Omni của mạng Bitcoin. Tuy nhiên hiện tại, Tether đã có sẵn ở dạng token ERC-20 trên nền tảng Ethereum. Như vậy, Tether được phát hành tổng cộng trên các blockchain bao gồm: Bitcoin (Omni và Liquid Protocol), Ethereum, EOS và Tron.

Token Tether hoạt động dưới sự quản lý của Tether Limited – công ty có chung CEO với sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex. Thời gian trước, Tether Limited đã tuyên bố rằng, đồng Tether sẽ nhận được hỗ trợ 100% từ các khoản dự trữ của công ty. Tuy nhiên, vào năm 2019 sau khi được các luật sư của Tether Limited chú thích rằng đồng Tether chỉ nhận được 74% khoản hỗ trợ của công ty hay một khoản dự trữ nhỏ thì công ty mới lưu ý lại rằng định nghĩa về tổng giá trị hỗ trợ cho đồng coin Tether có bao gồm cả khoản tiền cho các công ty liên kết vay.

Vào ngày 29/03/2022, 1 USDT có giá trị tương đương với 0,999697 USD. Khối lượng mua bán đồng coin trong 24 giờ qua đạt 66.464.621.616 USD. Ở thời điểm hiện tại, giá trị vốn hoá thị trường của USDT đã lên tới 81.535.218.417 USD.

6. Cardano (ADA)

Cardano là một dự án blockchain, đồng thời cũng là tên của một đồng tiền mã hoá phân quyền hoạt động dựa trên nền tảng mã nguồn mở hoàn toàn. Được biết, một nhóm các nhà nghiên cứu và kỹ sư đã thiết lập nên Cardano với mục tiêu giúp đỡ để tạo ra nền kinh tế thông minh. Trong đó, ADA chính là đơn vị tiền tệ của mạng lưới này.

Giá của Cardano vào ngày 29/03/2022 là 1,2 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ vừa qua đạt 1.754.858.964 USD. Tổng vốn hoá thị trường của đồng ADA là 38.372.103.734 USD ở thời điểm hiện tại.

7. Polkadot (DOT)

Polkadot coin (DOT) là tên gọi của đồng tiền mã hóa gốc của nền tảng Polkadot. Đây là nền tảng tập hợp nhiều blockchain lại với nhau để hình thành nên một mạng lưới đa chuỗi và không đồng nhất, có thể dễ dàng mở rộng. Nền tảng này cho phép các blockchain thoải mái chia sẻ dữ liệu với nhau, nhằm mục đích tạo nên một mạng lưới phi tập trung.

Ở thời điểm ngày 29/03/2022, 1 DOT đang có giá trị tương ứng với 22,41 USD. Polkadot được lưu thông trên thị trường với số lượng 987.579.315 coin, tổng giá trị vốn hoá lên tới 24.598.753.501 USD. Trong 24 giờ vừa qua, khối lượng mua bán của DOT đã đạt 1.020.872.750 USD.

8. Dogecoin (DOGE)

Dogecoin là tiền mã hóa được xây dựng và phát triển dựa trên Litecoin. Về thiết kế, DOGE được lấy ý tưởng từ hình ảnh chú chó Shinu Iba cùng meme “DOGE” nổi tiếng. Dogecoin lần đầu được ra mắt vào ngày 08/12/2013 có tốc độ tạo xu ban đầu gây ấn tượng mạnh mẽ hơn nhiều so với các đồng tiền khác. Đến năm 2014, chỉ 01 năm sau khi ra mắt, đã có gần 100 tỉ xu DOGE lưu hành trên thị trường.

Tính đến ngày 29/03/2022, thế giới có tổng 132.670.764.300 DOGE đang được lưu hành. 01 DOGE có giá trị tương đương khoảng 0.141551 USD với khối lượng giao dịch đạt 927.076.520 USD.

9. Uniswap (UNI)

UNI Coin là đồng tiền chính thức của sàn giao dịch phi tập trung Uniswap. Khi mới ra mắt vào ngày 17/09/2020, Uniswap đã dành tặng đồng coin này cho các nhà đầu tư cryptocurrency cũ và những người cung cấp thanh khoản có phát sinh giao dịch trên sàn trước ngày 01/09/2020 với khoảng 400 token.

Tính đến thời điểm của bài viết (ngày 29/03/2022), 1 UNI có giá trị tương đương với khoảng 11,14 USD. Uniswap đang được lưu thông với tổng số lượng 689.197.245 coin trên thị trường. Giá trị vốn hoá của đồng tiền này đã lên tới 5.096.163.160 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua đạt 284.938.835 USD.

10. Litecoin (LTC)

Litecoin là một loại tiền mã hoá ngang hàng, đồng thời cũng là tên của một dự án phần mềm mã nguồn mở được phát hành dựa theo giấy phép MIT/X11. Lấy nguồn cảm hứng từ “người anh cả” Bitcoin đi trước, về mặt kỹ thuật, có thể nói Litecoin gần như giống hệt với Bitcoin.

Việc tạo đồng Litecoin và chuyển giao nó vận hành trên một giao thức mã nguồn mở không chịu sự quản lý bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Ở thời điểm ngày 29/03/2022, 1 LTC có giá trị tương ứng với 128 USD. Litecoin đang lưu thông trên thị trường với số lượng là 69.954.431 coin, tổng giá trị vốn hoá là 8.932.985.501 USD. Trong 24 giờ qua, Litecoin đạt khối lượng giao dịch là 691.267.557 USD.

Tính hợp pháp của tiền mã hóa ở Việt Nam

Vào ngày 21 tháng 8 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản số, tiền điện tử, tiền số, bao gồm cả Bitcoin. Đây được coi là dấu hiệu tích cực từ phía Chính phủ, các giao dịch Bitcoin sẽ được hợp pháp hóa vào tháng 8 năm 2018, Bitcoin được phân loại vào danh mục tài sản số.

Do đó, việc mua bán, sở hữu và khai thác Bitcoin ở Việt Nam không vi phạm pháp luật mà chỉ là chưa được điều chỉnh. Trên thực tế, “chưa điều chỉnh” là hình thức pháp lý tốt nhất cho một công ty vì nó không bị ràng buộc bởi các quy định. Việc sử dụng Bitcoin như một hình thức thanh toán cũng không vi phạm pháp luật, bởi nếu không công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc trao đổi giữa hàng hóa và Bitcoin không được coi là hợp pháp theo định nghĩa của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh Bitcoin trong nước đã bị hạn chế bằng các phương pháp hành chính khác từ phía Chính phủ.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về crypto cơ bản. Tuy crypto vẫn chưa được công nhận như một phương thức thanh toán hợp lệ tại Việt Nam, chúng ta vẫn có thể hy vọng rằng trong tương lai pháp luật sẽ chấp nhận loại tiền mã hóa này. Vì vậy, hãy bắt đầu tìm hiểu về tiền mã hóa thật kỹ về nó để chuẩn bị cho việc sử dụng nó trong tương lai nhé!

Đồng tác giả: Trần Quỳnh Anh

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Affiliate link vay tiền nhanh Robocash
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Học Thức Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Học Thức Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Affiliate link vay tiền nhanh Tamo

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách tạo kênh YouTube

Cách tạo kênh YouTube kiếm tiền & thiết lập tối ưu SEO từ A – Z

31/01/2023
Bull market và bear market là gì?

Bull Market & Bear Market là gì? Nguồn gốc & các cách xác định

29/01/2023
Nhập mã giới thiệu MoMo

Nhập mã giới thiệu MoMo kiếm tiền thật (600k) & Không lừa đảo

21/01/2023
Affiliate link vay tiền nhanh Findo
Học Thức Tài Chính

“Đơn giản… nhưng tối ưu hóa!”

Học Thức Tài Chính là website chia sẻ kiến thức về tài chính được viết bởi nhiều tác giả. Nội dung trên trang đã được kiểm duyệt kỹ càng và đảm bảo chất lượng.

VỀ CHÚNG TÔI

  • DONATE (ỦNG HỘ) ❤️
  • DỊCH VỤ QUẢNG CÁO
  • TUYỂN DỤNG CTV
KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

THÔNG TIN WEBSITE

  • GIỚI THIỆU
  • LIÊN HỆ
  • CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Huy hiệu DMCA website Học Thức Tài Chính

Bản quyền © 2022 Học Thức Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2022 Học Thức Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc