Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023
Khám Phá Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Khám Phá Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Khớp lệnh là gì? Các phương thức & +4 nguyên tắc “Khớp lệnh”

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
24/02/2023
trong Chuyên mục chứng khoán
A A
0
Khớp lệnh là gì?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Các giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hầu hết đều thông qua phương thức khớp lệnh. Vậy khớp lệnh là gì, có những loại khớp lệnh nào và nguyên tắc hoạt động ra sao thì hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Mục lục
  1. Khớp lệnh là gì?
  2. Các phương thức khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán
    1. 1. Khớp lệnh định kỳ
    2. 2. Khớp lệnh liên tục
    3. 3. Khớp lệnh thoả thuận
  3. Nguyên tắc khớp lệnh
    1. Nguyên tắc 1: ưu tiên giá
    2. Nguyên tắc 2: ưu tiên thời gian
    3. Nguyên tắc 3: ưu tiên khách hàng
    4. Nguyễn tắc 4: ưu tiên khối lượng

Khớp lệnh là gì?

Khớp lệnh là việc thực hiện giao dịch dựa trên nguyên tắc so khớp giữa lệnh đặt mua và lệnh đặt bán. Lệnh của nhà đầu tư sẽ được khớp với nhau dựa trên thứ tự ưu tiên giao dịch theo quy định của thị trường chứng khoán.

Khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch cũng đồng nghĩa với việc ký kết thực hiện trao đổi chứng khoán theo một mức giá và số lượng cụ thể. Giao dịch khớp lệnh sẽ được hiển thị công khai về cả giá và khối lượng để nhà đầu tư dễ nắm bắt thông tin. Giá khớp lệnh là mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Các phương thức khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán

Trong giao chứng khoán, khớp lệnh được chia thành các loại sau:

1. Khớp lệnh định kỳ

Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán tại một thời điểm xác định. Các sở giao dịch chứng khoán thường sử dụng phương thức khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa. Phương thức khớp lệnh định kỳ bao gồm lệnh LO, lệnh ATO và lệnh ATC.

2. Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch so khớp ngay lập tức sau khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Phương thức khớp lệnh liên tục bao gồm lệnh MP và lệnh PLO.

3. Khớp lệnh thoả thuận

Khớp lệnh thoả thuận là phương thức giao dịch được thực hiện dựa trên sự đồng thuận giữa các nhà đầu tư. Bên mua và bên bán sẽ thỏa thuận với nhau về giá cả và khối lượng, hệ thống sẽ ghi nhận kết quả của giao dịch đó.

Nguyên tắc khớp lệnh

Nguyên tắc khớp lệnh
Quy tắc khớp lệnh chứng khoán

Phần lớn các giao dịch chứng khoán được thực hiện theo phương thức khớp lệnh được vận hành theo trật tự như sau:

Nguyên tắc 1: ưu tiên giá

Lệnh nào có giá tốt hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Nghĩa là:

  • Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
Ví dụ: trong phiên khớp lệnh liên tục, giá của cổ phiếu VNM đạt mức 75.500 đồng/cổ phiếu. Những nhà đầu tư đặt lệnh chờ mua với mức giá 75.500 đồng/cổ phiếu (hoặc cao hơn) sẽ được ưu tiên giao dịch trước.

Nguyên tắc 2: ưu tiên thời gian

Khi các lệnh giao dịch chứng khoán có cùng mức giá thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Nguyên tắc 3: ưu tiên khách hàng

Khi các giao dịch có cùng mức giá và thời gian nhập lệnh thì lệnh của khách hàng sẽ được ưu tiên thực hiện trước khối tự doanh các công ty chứng khoán.

Nguyễn tắc 4: ưu tiên khối lượng

Khi các giao dịch đều là của khách hàng hoặc đều là của khối tự doanh có cùng mức giá và thời gian nhập lệnh thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Bài viết này mình đã chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết về khớp lệnh. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hoặc đóng góp ý kiến thì hãy để lại bình luận nhé!

Tác giả: Nguyễn Công Phúc

Đánh giá bài viết
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Khám Phá Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Khám Phá Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách kiếm tiền trên YouTube

Cách kiếm tiền trên YouTube & hướng dẫn tối ưu phát triển kênh

08/05/2023
Launchpool là gì?

Launchpool là gì? Các cơ chế & lợi ích của Binance Launchpool

08/05/2023
On-chain là gì?

On-chain là gì? Đặc điểm của dữ liệu On-chain trong blockchain

03/04/2023
Khám Phá Tài Chính

Tiền bạc chính là cuộc sống của bạn!

📧 Email: cauchunhomrpi@gmail.com

VỀ CHÚNG TÔI

KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

TUYỂN DỤNG CTV

DONATE (ỦNG HỘ) ❤️

THÔNG TIN WEBSITE

GIỚI THIỆU

LIÊN HỆ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Huy hiệu DMCA website Khám Phá Tài Chính

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc