Thứ Năm, 2 Tháng Hai, 2023
Học Thức Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Học Thức Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Affiliate link vay tiền nhanh OnCredit

Launchpad Crypto là gì? TOP +8 nền tảng Launchpad phổ biến

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
15/01/2023
trong Chuyên mục tiền điện tử
Thời gian đọc: 17 mins read
A A
0
Launchpad trong crypto là gì?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ là đòn bẩy cho sự bùng nổ của thị trường tiền mã hóa ngày nay. Lần lượt các dự án tiền mã hóa được ra đời và nâng cấp, cải thiện nhằm thu hút số lượng lớn người dùng tin tưởng để đầu tư. Launchpad crypto (tiếng Anh: crypto launchpad) được ra đời và dần trở thành một xu thế giúp người dùng tiếp cận đầu tư vừa an toàn mà lại hiệu quả trong những năm gần đây. Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu về launchpad trong crypto một cách chi tiết nhất!

Mục lục
  1. Launchpad crypto là gì?
  2. Vai trò của launchpad trong crypto
  3. Cách thức hoạt động của launchpad trong crypto
  4. 8 nền tảng launchpad crypto phổ biến nhất hiện nay
    1. 1. Binance Launchpad
    2. 2. Polkastarter
    3. 3. KuCoin Spotlight
    4. 4. Skyward Finance
    5. 5. DAO Marker
    6. 6. PancakeSwap IFO
    7. 7. TrustSwap
    8. 8. DuckSTARTER

Launchpad crypto là gì?

Nền tảng launchpad token
Nền tảng launchpad hỗ trợ mua token giá thấp (ảnh minh họa)

Launchpad crypto là nền tảng bệ phóng hỗ trợ các nhà đầu tư huy động vốn, tiếp cận với các dự án phát hành token một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các nhà đầu tư khi tham gia vào dự án có thể mua token mới với giá thấp trước khi chúng được bán công khai trên thị trường. Launchpad (bệ phóng) trong crypto là một nền tảng an toàn, tối ưu lợi ích nhất cho các nhà đầu tư so với một số mô hình trước đây (ví dụ như ICO). Hơn nữa, launchpad crypto còn giúp xây dựng một cộng đồng xung quanh dự án, điều này nhằm tạo tác động tích cực đến các giá trị của token.

Nền tảng launchpad crypto thông thường sẽ được vận hành bởi một sàn giao dịch tiền mã hóa hoặc một nền tảng riêng biệt tùy thuộc vào tầm nhìn của các dự án khác nhau.

Vai trò của launchpad trong crypto

Trước khi có sự xuất hiện của launchpad crypto, những nhà phát triển thường dùng cách bán token trực tiếp với một mức giá cụ thể trên trang web riêng của họ nhằm phát hành những dự án mới. Sau đó, những token này sẽ được mua lại bởi các nhà đầu tư, quá trình này được gọi là ICO (Initial Currency Offering) hoặc IDO (Initial DEX Offering).

ICO
ICO – Initial Currency Offering (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, một thời gian sau, sự gian lận đi cùng với sự sụp đổ của tiền mã hóa đã xuất hiện ở 99% các dự án kêu gọi vốn ban đầu của ICO. Chính từ đó, hàng loạt các dự án ICO không còn là sự lựa chọn đáng tin cậy của những nhà đầu tư. Sau đó, vấn đề này đã được giải quyết bởi sự xuất hiện của bệ phóng launchpad crypto với mong muốn đem lại sự minh bạch, rõ ràng cho thị trường tiền mã hóa. Các dự án sử dụng launchpad sẽ có những lợi thế nổi bật, doanh số bán token đều được kiểm định, niêm yết chặt chẽ và chính xác trên các nền tảng giao dịch bởi các công ty có uy tín trên thị trường. Điều này đã tiếp thêm niềm tin cho các nhà đầu tư khi giao dịch.

Cho đến nay, launchpad crypto được coi là dự án uy tín, đem lại hiệu quả, chất lượng và lợi nhuận cao. Launchpad crypto cung cấp tất cả những công cụ cần và đủ để khởi chạy token của riêng mình và giúp huy động vốn để đưa token vào cộng đồng xung quanh dự án. Hơn nữa, launchpad crypto cũng cung cấp các bước và phương pháp dễ dàng để đầu tư vào token mới đầy hứa hẹn mà không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức nghiên cứu. Mỗi đợt phát hành token của các dự án là một quá trình dài và khá tốn kém. Chính vì vậy, tiếp cận với các nhà đầu tư sớm nhất có thể sẽ tạo điểm khác biệt góp phần vào thành công của dự án. Phát hành các token trực tiếp cho nhà đầu tư là điều mà các nhà phát triển luôn mong muốn, thông qua launchpad crypto đã có những đợt bán hết token nhanh chóng trong vòng chưa đầy 10 giây.

Cách thức hoạt động của launchpad trong crypto

Quy trình hoạt động của launch trong crypto bao gồm 3 giai đoạn: trước ICO, ICO và sau ICO.

  1. Giai đoạn thứ nhất (trước ICO): đây là giai đoạn khi các nhà phát triển xuất bản whitepaper (sách trắng) một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Họ sẽ tạo một trang web để mọi người đầu tư vào dự án bằng cách mua token. Nền tảng này sẽ hỗ trợ việc tạo whitepaper cũng như mô tả chi tiết tất cả các khía cạnh của dự án xuyên suốt giai đoạn này bao gồm: thông tin về từng thành viên trong nhóm, nhóm cố vấn, trạng thái hoạt động của dự án, phân phối token, giá trị token, một số trường hợp sử dụng token và phân tích thị trường.
  2. Giai đoạn thứ hai (ICO): ở giai đoạn này, các nhà phát triển sẽ tiếp tục cho ra mắt đồng token riêng của mình. Có thể nói, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của dự án. Launchpad crypto cung cấp các công cụ, tài nguyên, mạng lưới người dùng của các doanh nghiệp khác nhằm giúp các công ty khởi nghiệp khởi chạy ICO. Từ đó, các nhà phát triển sẽ thực hiện bán những đồng token của mình cho các nhà đầu tư để huy động gọi vốn. Mức giá của những đồng token này thường thấp hơn mức giá khi bán công khai.
  3. Giai đoạn thứ ba (sau ICO): đây là giai đoạn chờ đợi của các nhà đầu tư. Họ sẽ đợi đến khi giá token đạt đến mức kỳ vọng và bán chúng để nhận về khoản lợi nhuận đầu tư thích đáng. Khi các token được lưu hành trên thị trường, giá trị của chúng sẽ tăng lên hoặc giảm đi so với giá trị phát hành ban đầu. Điều này đều phụ thuộc vào việc dự án đó có nhận được nhiều sự quan tâm và đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư hay không. Cuối cùng, các nhà đầu tư ban đầu sẽ nhận được lợi nhuận là giá chênh lệch tới từ việc bán token.

8 nền tảng launchpad crypto phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là 8 nên tảng launchpad crypto phổ biến nhất trên thị trường đang được nhiều người quan tâm:

1. Binance Launchpad

Binance Launchpad
Binance Launchpad (ảnh minh họa)

Binance Launchpad được mệnh danh là “thủ lĩnh” sàn giao dịch tiền mã hóa. Sàn giao dịch này là dự án thành công và nổi tiếng nhất trong việc huy động vốn cũng như thúc đẩy phát triển thị trường tiền mã hóa. Chính vì vậy, Binance Launchpad sở hữu số lượng người dùng lớn nhất hiện nay. Hơn nữa, Binance cũng là một trong những sàn giao dịch tiên phong trong việc phát triển dự án IEO (Initial Exchange Offering). Binance Launchpad đã gây quỹ thành công các dự án sau: Perlin (PERL), Axie Infinity (AXS), Kava Labs (KAVA),…

Ưu điểm:

  • Sàn giao dịch tiền mã hóa uy tín và đáng tin cậy nhất trên thị trường.
  • Để được niêm yết trên sàn giao dịch lớn nhất thế giới, các dự án phải trải qua quy trình kiểm tra chặt chẽ và vô cùng nghiêm ngặt theo các tiêu chí mà Binance đặt ra.
  • Để tham gia nền tảng này, người dùng phải bỏ ra số tiền tối thiểu là 0,1 BNB (tương đương với 24 bảng Anh). Có thể nói, đây là một số tiền thấp so với những tiềm năng và độ hấp dẫn mà dự án mang lại.
  • Rất nhiều dự án thành công và nổi tiếng thông qua Binance Launchpad.
  • Cho phép các nhà đầu tư bán token được niêm yết giá trên Binance sau đợt tăng giá launchpad.

Nhược điểm: sự liên kết chặt chẽ của Binance với nhiều nền tảng launchpad khiến cho danh mục đầu tư kém đa dạng và không được đổi mới thường xuyên.

2. Polkastarter

Vào 2022, Polkastarter là một trong những nền tảng kêu gọi vốn nhận được nhiều sự chú ý trên thị trường. Polkastarter thuộc hệ sinh thái Polkadot – sàn giao dịch phi tập trung (DeX) phổ biến nhất hiện nay. Polkadot được xây dựng với tiêu chí đáp ứng nhu cầu của các nhóm token cross-chain và Parachain Auction (đấu giá tiền mã hóa). Tiếp nối sự phát triển của hệ sinh thái mẹ, Polkastarter đã trở thành một nền tảng launchpad hỗ trợ gây quỹ cho các dự án mới theo hướng phi tập trung.

Ưu điểm:

  • Nền tảng Polkastarter có chạy trên nền tảng công nghệ blockchain nên không yêu cầu người dùng phải cung cấp KYC (Know Your Client – xác minh danh tính khách hàng).
  • Nền tảng xây dựng cộng đồng huy động vốn mạnh mẽ, tránh phụ thuộc vào quy trình bỏ phiếu nghiêm ngặt để trao đổi launchpad.
  • Tuy Polkastarter là một nền tảng thế hệ mới nhưng đã nhận về sự quan tâm của hơn 200.000 nhà đầu tư. Hơn nữa, nền tảng này cũng là khởi nguồn giúp nhiều dự án đạt được thành công ngoài mong đợi.

Nhược điểm:

  • PolkaStarter yêu cầu nhà đầu tư cần có tư duy và kiến thức về tài chính phi tập chung (DeFi).
  • Để bắt đầu làm việc với dự án, người dùng cần số tiền tối thiểu là 3.000 POL (tương đương với 300 bảng Anh).

3. KuCoin Spotlight

KuCoin Spotlight là nền tảng launchpad của KuCoin được thành lập vào năm 2017 bởi những chuyên gia đầu ngành – nhóm người đam mê fintech và blockchain, công ty đặt trụ sở chính tại Hồng Kông. KuCoin Spotlight còn được coi là một phiên bản thứ 2 của Binance Launchpad với thiết kế dễ sử dụng giúp người dùng quảng bá đồng coin của mình cho những nhà đầu tư và gợi ý những dự án tiềm năng tốt nhất trước khi chúng được giao bán công khai trên các sàn giao dịch.

Sứ mệnh ban đầu của KuCoin là một sàn giao dịch tiền mã hóa hỗ trợ đa ngôn ngữ quốc tế với các dịch vụ khách hàng mạnh mẽ. Nền tảng này đã đưa công ty phát triển và trở thành nền tảng thực hiện các giao dịch trao đổi tài sản đáng tin cậy nhất. Một số dự án gây chú ý từ Spotlight của KuCoin gồm: Trias (TRY), Coti (COTI), Bitbns (BNS), Chromia (CHR),… Mặc dù những dự án của Spotlight không tạo được tiếng vang như Binance Launchpad nhưng các nhà đầu tư vẫn thu về nhiều lợi nhuận khi tham gia.

Ưu điểm:

  • Nền tảng đơn giản, trực quan, dễ sử dụng giúp các nhà đầu tư mới tham gia không gặp trở ngại hoặc khó khăn.
  • KuCoin có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, bảo mật thông tin và tiếp thị, đồng thời các hoạt động tích cực trong cộng đồng tiền mã hóa được đánh giá cao.
  • Nhà đầu tư khi tham gia được bán token ngay lập tức trước khi chúng được niêm yết.
  • Những dự án chất lượng, uy tín dựa trên những chỉ tiêu đánh giá của KuCoin.
  • Người dùng có thể tự quảng cáo đồng token của riêng họ cho hàng nghìn nhà đầu tư quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về thế giới tiền mã hóa.
  • Sử dụng KCS (KuCoin Shares) – một loại tiền tệ sử dụng để tiến hành thanh toán các khoản phí giao dịch trên nền tảng này.
  • Khi bắt đầu tham gia vào dự án Spotlight, người dùng cần sở hữu tối hiểu 10 KCS (tương đương với 51 bảng Anh).

Nhược điểm: mặc dù KuCoin Spotlight đã hoạt động từ năm 2017, nhưng tiềm năng của nó chưa được phát triển tối đa. Điển hình là nhiều dự án từ Kucoin Spotlight đều hoạt động kém hiệu quả.

4. Skyward Finance

Vào năm 2021, Skyward Finance tung ra thị trường một nền tảng mới giúp huy động vốn cộng đồng cho các nhà đầu tư với tên gọi Launchpad of Skyward Finance. Công ty được thành lập vào năm 2014 và phát triển theo hướng cung cấp khoản vay trực tiếp cho doanh nghiệp và hỗ trợ kết nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Ưu điểm:

  • Skyward Finance cung cấp các dự án IDO đầu tiên trên NEAR Protocol nhằm tiếp cận nguồn vốn từ cộng đồng một cách dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ nhà đầu tư sớm tìm kiếm được những dự án tiềm năng và thích hợp trước khi chúng được bán công khai.
  • Ngoài ra, dự án được thiết kế đa dạng các tính năng như trò chuyện kết nối giữa doanh nhân hoặc cá nhân với các nhà đầu tư.
  • Đăng tin tuyển dụng trực tiếp trên nền tảng giúp tìm kiếm những ứng viên đạt tiêu chí cho các dự án kinh doanh của họ.

Nhược điểm:

  • Bởi vì Skyward Finance ra đời vào 2021, còn quá mới nên chưa nhận được sự chú ý của người dùng như trên các nền tảng khác.
  • Các nhà đầu tư chưa sẵn sàng đặt niềm tin vào các dự án trên Skyward Finance.

5. DAO Marker

DAO Marker được ra đời vào năm 2019, đây là ứng dụng phi tập chung cung cấp quyền cho vay và được vay khá phổ biến hiện nay. Vận hành trên hệ sinh thái Ethereum blockchain, nó hỗ trợ các nhà phát triển tạo ra các blockchain của riêng họ và bán token ERC-20 cho các nhà đầu tư. Những dự án nổi bật từ DAO Marker là: Orion Protocol (ORION), My Neighbor Alice (ALICE), Elrond Network,…

Ưu điểm:

  • Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình bán token cho dự án mới. Hầu hết các dự án gây quỹ trên DAO Marker đều tạo APY (lợi nhuận từ khoản đầu tư) cho người tham gia. Họ sẽ tự động nhận thưởng khoảng 0,23% APY khi nắm giữ số DAO nhất định.
  • Khi nhà đầu tư đã đặt cược vào DAO, ngay lập tức họ có thể bán token mà không phụ thuộc vào thời gian quy định cụ thể.

Nhược điểm:

  • Để tham gia vào nền tảng DAO pad, người dùng cần chi một khoản tiền lớn lên tới 500 DAO (tương đương với 1100 bảng Anh).
  • Mỗi nhà đầu tư hay người dùng đều cần chuẩn bị một lượng kiến thức chuyên môn về mạng và ví Ethereum trước khi tham gia.

6. PancakeSwap IFO

Xuất phát điểm từ công ty PancakeSwap IFO và vận hành trên Binance Smart Chain (BSC), đây là một nền tảng trao đổi phi tập trung (DeFi). PancakeSwap IFO ra đời với công dụng giúp huy động vốn cho các dự án của nhóm khởi nghiệp trên BSC. Hai trong số các cái tên đáng chú ý trên PancakeSwap IFO là Horizon Protocol (HZN) và Helmet Insure (HELMET).

Ưu điểm:

  • PancakeSwap IFO không bắt buộc người dùng cung cấp KYC.
  • Nền tảng tạo ra lợi nhuận khá nhiều trong vài giờ đầu tiên sau khi token được giao bán trên sàn giao dịch.
  • Người tham gia được phép bán token tức thì khi chúng được niêm yết.

Nhược điểm:

  • Khi tham gia Unlimited Sale, người mua với số lượng lớn sẽ bị đánh thuế 0,5%.
  • Một khi đã tham gia nền tảng PancakeSwap IFO, người dùng phải có những kiến thức chuyên môn về DeFi.
  • Rủi ro mất tiền cao vì CAKE và BNB khá bất ổn bởi chúng biến đổi theo xu hướng của thị trường.
  • Khi bắt đầu tham gia trên sàn giao dịch, người dùng cần chi mỗi lần 1,5 CAKE (tương đương với 40 bảng Anh).

7. TrustSwap

TrustSwap là một dự án nổi bật, tiềm năng và uy tín đến từ Thụy Sĩ. Dự án này không đơn thuần là chỉ nền tảng launchpad crypto mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hành token. Bên cạnh đó, dự án tạo ra nhiều môi trường cộng đồng bền vững xung quanh hệ sinh thái TrustSwap. Hai dự án nổi bật được phát triển từ TrustSwap là Gltich Finance (GLCH) và Yield App (YLD).

Ưu điểm:

  • Giải quyết các vấn đề lớn như đăng ký, thanh toán chia nhỏ, hoán đổi mã thông báo chuỗi chéo.
  • Dịch vụ ký quỹ phi tập trung của TrustSwap giúp chia các khoản thanh toán thành từng đợt theo thời gian.
  • Dự án dễ dàng giúp nhà phát triển chấp thuận trả tiền cho các đăng ký hàng năm phụ thuộc vào sự tin tưởng của 2 bên có thể thanh toán đúng thời hạn.

Nhược điểm:

  • Rủi ro bị tấn công kinh tế, trộm cắp hoặc khai thác phần mềm tùy thuộc vào mỗi dự án.
  • Các nhà đầu tư ban đầu thường sở hữu một lượng token thưởng khá lớn và mỗi động thái bán của họ đều có thể tác động nhiều đến giá token.
  • Nếu một dự án có sử dụng lịch trình phát token, trong trường hợp này, người dùng sẽ không thể truy cập vào phần thưởng token của họ từ vài tuần, vài tháng hoặc có thể là trong vài năm.

8. DuckSTARTER

DuckSTARTER là dự án launchpad mới của Duck DAO vào đầu năm 2021. Sứ mệnh của nền tảng là cầu nối cuối cùng trước khi token được niêm yết công khai trên các sàn giao dịch khác. DuckSTARTER được thiết kế nhằm giúp người dùng tăng tiềm năng thu lợi nhuận cao thông qua hệ thống quản trị mã hóa và công nghệ hợp đồng thông minh và chỉ cung cấp một nền tảng duy nhất để quản lý tài sản phi tập chung nên người dùng có cơ hội phát triển nhanh chóng theo thời gian. Các dự án gây chú ý trong thị trường của Duck DAO là: Fyooz, Base Protocol, Bondly,…

Bài viết trên đã cung cấp những nội dung và kiến thức căn bản về nền tảng launchpad crypto. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Đừng quên comment xuống phía dưới nếu bạn có bất cứ đóng góp ý kiến nào khác nhé!

Đồng tác giả: Bùi Khánh Linh

5/5 - (4 bình chọn)
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Affiliate link vay tiền nhanh Robocash
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Học Thức Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Học Thức Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Affiliate link vay tiền nhanh Tamo

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách tạo kênh YouTube

Cách tạo kênh YouTube kiếm tiền & thiết lập tối ưu SEO từ A – Z

31/01/2023
Bull market và bear market là gì?

Bull Market & Bear Market là gì? Nguồn gốc & các cách xác định

29/01/2023
Nhập mã giới thiệu MoMo

Nhập mã giới thiệu MoMo kiếm tiền thật (600k) & Không lừa đảo

21/01/2023
Affiliate link vay tiền nhanh Findo
Học Thức Tài Chính

“Đơn giản… nhưng tối ưu hóa!”

Học Thức Tài Chính là website chia sẻ kiến thức về tài chính được viết bởi nhiều tác giả. Nội dung trên trang đã được kiểm duyệt kỹ càng và đảm bảo chất lượng.

VỀ CHÚNG TÔI

  • DONATE (ỦNG HỘ) ❤️
  • DỊCH VỤ QUẢNG CÁO
  • TUYỂN DỤNG CTV
KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

THÔNG TIN WEBSITE

  • GIỚI THIỆU
  • LIÊN HỆ
  • CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Huy hiệu DMCA website Học Thức Tài Chính

Bản quyền © 2022 Học Thức Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2022 Học Thức Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc