Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023
Khám Phá Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Khám Phá Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Lệnh MAK trong chứng khoán là gì? Nguyên tắc “Match and Kill”

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
26/03/2023
trong Chuyên mục chứng khoán
A A
0
Lệnh MAK trong chứng khoán
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Việc tìm hiểu về các loại lệnh chứng khoán là điều rất quan trọng mà các nhà đầu tư cần biết để sử dụng trong giao dịch. Để có được những giao dịch thành công, hãy cùng mình tìm hiểu về lệnh MAK trong đầu tư chứng khoán nhé!

Mục lục
  1. Lệnh MAK là gì?
  2. Đặc điểm của lệnh MAK
  3. Nguyên tắc hoạt động của lệnh MAK
  4. Lệnh MAK trong giao dịch phái sinh

Lệnh MAK là gì?

Match and Kill
Match and Kill (ảnh minh họa)

Lệnh MAK (Match and Kill) trong chứng khoán là loại lệnh thị trường thực hiện khớp và hủy. Cụ thể, lệnh thị trường MAK có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần dư còn lại (nếu có) sẽ bị hủy ngay sau khi lệnh được khớp.

Ví dụ: khi đặt lệnh thị trường MAK với khối lượng giao dịch là 6.000 cổ phiếu. Sau khi khớp lệnh, chỉ có 3.000 cổ phiếu được thực hiện khi giao dịch. Điều đó có nghĩa là 3.000 cổ phiếu dư còn lại chưa được thực hiện khớp lệnh sẽ bị hệ thống hủy bỏ toàn bộ.

Đặc điểm của lệnh MAK

Một số đặc điểm nổi bật của lệnh thị trường MAK mà nhà đầu tư cần biết bao gồm:

Ưu điểm:

  • Lệnh MAK xác định mức giá trùng khớp hoặc gần nhất so với lệnh đặt của nhà đầu tư.
  • Lệnh MAK được thực hiện trên hệ thống điện tử nên có độ bảo mật cao.
  • Có thể kết hợp lệnh MAK với một số lệnh khác nhằm giúp tối ưu hóa hiệu quả của các giao dịch.
  • Lệnh thị trường MAK được thực hiện với mức giá giao dịch tốt nhất (mua giá thấp nhất, bán giá cao nhất) trên thị trường. Phần lệnh còn dư lại chưa được khớp sẽ bị hủy để chuyển sang các lệnh tiếp theo.
  • Lệnh MAK được khớp liên tục mà không phụ thuộc vào khối lượng hay thời gian giao dịch.
  • Lệnh MAK phù hợp với những giao dịch thụ động, dành cho những nhà đầu tư bận rộn, không thể theo dõi thị trường chứng khoán thường xuyên.

Nhược điểm:

  • Sử dụng lệnh MAK có tỷ lệ rủi ro khá cao bởi không xác định được mức giá cụ thể, nhà đầu tư có thể gặp phải trường hợp mua bán bị thua lỗ.
  • Cần thời gian xử lý để tìm được mức giá phù hợp cùng với khối lượng giao dịch.
  • Lệnh thị trường MAK có thể chỉ thực hiện giao dịch một phần gây bất tiện khi sử dụng.
  • Lệnh MAK có chi phí giao dịch khi đặt lệnh tương đối cao.

Nguyên tắc hoạt động của lệnh MAK

Nhà đầu tư cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Lệnh thị trường MAK nằm trong phiên khớp lệnh định kỳ và ưu tiên lệnh ATO (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giờ mở cửa) thực hiện trước.
  • Mức giá trùng khớp hoặc gần nhất sẽ được ưu tiên thực hiện khi thỏa mãn khối lượng giao dịch lớn nhất. Khi đó, lệnh mua sẽ thực hiện tại mức giá thấp nhất, lệnh bán được thực hiện với mức giá cao nhất.
  • Chỉ được sửa hoặc hủy khi chưa thực hiện khớp lệnh trên hệ thống. Tại thời điểm của phiên khớp lệnh, nhà đầu tư không được phép sửa hoặc hủy lệnh.

Lệnh MAK trong giao dịch phái sinh

Lệnh thị trường MAK cũng được sử dụng trong giao dịch phái sinh. Tương tự như các lệnh thị trường khác trên sàn, lệnh MAK sẽ được khớp với mức giá gần hoặc trùng khớp nhất. Lệnh MAK có thể khớp lệnh liên tục trong các phiên giao dịch. Đối với phiên khớp lệnh định kỳ, lệnh MAK có thể được thay thế bằng lệnh ATO hoặc ATC.

Lệnh thị trường MAK được sử dụng phổ biến trên sàn giao dịch chứng khoán. Việc áp dụng đúng đắn và hợp lý khi sử dụng lệnh MAK trong chứng khoán sẽ đem lại những giao dịch thành công cho các nhà đầu tư. Chúc bạn thành công!

Tác giả: Nguyễn Công Phúc

Đánh giá bài viết
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Khám Phá Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Khám Phá Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách kiếm tiền trên YouTube

Cách kiếm tiền trên YouTube & hướng dẫn tối ưu phát triển kênh

08/05/2023
Launchpool là gì?

Launchpool là gì? Các cơ chế & lợi ích của Binance Launchpool

08/05/2023
On-chain là gì?

On-chain là gì? Đặc điểm của dữ liệu On-chain trong blockchain

03/04/2023
Khám Phá Tài Chính

Tiền bạc chính là cuộc sống của bạn!

📧 Email: cauchunhomrpi@gmail.com

VỀ CHÚNG TÔI

KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

TUYỂN DỤNG CTV

DONATE (ỦNG HỘ) ❤️

THÔNG TIN WEBSITE

GIỚI THIỆU

LIÊN HỆ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Huy hiệu DMCA website Khám Phá Tài Chính

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc