Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023
Khám Phá Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Khám Phá Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Quản trị rủi ro là gì? Quy trình & những vai trò của quản trị rủi ro

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
16/03/2023
trong Chuyên mục tài chính
A A
0
Quản trị rủi ro
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Đối với một tổ chức, quản trị rủi ro đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh các mối đe dọa trở nên phức tạp hơn do sự phát triển không ngừng của xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu hoạt động quản trị rủi ro giúp ích gì cho tổ chức nhé!

Mục lục
  1. Quản trị rủi ro là gì?
  2. Quy trình quản trị rủi ro
  3. Vai trò của việc quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là gì?

Khái niệm quản trị rủi ro
Khái niệm quản trị rủi ro (ảnh minh họa)

Quản trị rủi ro (hoặc quản lý rủi ro) là việc nhận diện và phân tích để phòng tránh hoặc giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong tương lai của một đối tượng. Ảnh hưởng của rủi ro khi xảy ra sẽ để lại hậu quả không mong muốn. Do đó, giải pháp quản trị rủi ro giúp loại bỏ những tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của tổ chức hoặc để tối đa hóa việc thực hiện các cơ hội.

Quy trình quản trị rủi ro

Quy trình quản trị rủi ro
Quy trình quản lý rủi ro

Các kỹ năng quản trị rủi ro rất cần thiết đối với một người quản lý giám sát để đưa ra phương án và quy trình xử lý khả thi. Nội dung của quy trình quản lý rủi ro trong doanh nghiệp theo nguyên tắc ISO 31000 thực hiện các bước như sau:

  1. Thiết lập bối cảnh: tổ chức cần căn cứ vào các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để có thể dự đoán được nhiều trường hợp rủi ro nhất có thể. Xây dựng được bối cảnh rủi ro sẽ tạo tiền đề cho các bước quản trị của quá trình.
  2. Xác định rủi ro: là bước có vai trò quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình. Tổ chức cần tạo nên một hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ của rủi ro có thể phân loại, xác định đúng vấn đề để tìm ra phương án giải quyết. Việc xác định được rủi ro là cách giúp quá trình quản trị chính xác và đạt hiệu quả cao.
  3. Phân tích rủi ro: sau khi đã xác định được rủi ro, tổ chức cần tiến hành đi sâu vào phân tích để hiểu rõ bản chất và hậu quả của chúng. Khi đã nắm được nguyên nhân, tính chất của rủi ro, tổ chức có thể phân tích được khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đó đối với hoạt động kinh doanh.
  4. Đánh giá rủi ro: khi đã xác định được loại rủi ro cùng những tác động của nó, tổ chức cần đánh giá xem hậu quả đó so với khả năng gánh chịu ở mức chấp nhận được hay không.
  5. Xử lý rủi ro: căn cứ vào kết quả của các bước trên, tổ chức có thể lựa chọn ra chiến lược cụ thể để giải quyết rủi ro một cách phù hợp nhất. Các phương pháp quản trị rủi ro bao gồm:
    • Phòng tránh rủi ro: đối với những rủi ro gây ra thiệt hại lớn, tổ chức nên loại bỏ hoàn toàn tất cả những vấn đề nếu dự án không đủ khả năng đối mặt với hậu quả.
    • Giảm thiểu rủi ro: đối với những rủi ro đã hoặc đang xảy ra nhưng thiệt hại không quá nghiêm trọng, tổ chức cần có biện pháp giải quyết kịp thời để hạn chế hậu quả.
    • Chấp nhận rủi ro: trong trường hợp rủi ro đã được lường trước nhưng không đáng kể hoặc khả năng xảy ra thấp thì tổ chức có thể chấp nhận để hướng tới những lợi ích khác. Ngoài ra, một số loại rủi ro không thể phòng tránh thì tổ chức không còn cách nào khác ngoài chấp nhận sự ảnh hưởng của nó.
    • Chuyển giao rủi ro: rủi ro được chuyển giao cho những tổ chức khác theo dạng hợp đồng trách nhiệm. Các công ty bảo hiểm thường kinh doanh dịch vụ này.
  6. Theo dõi kết quả: sau khi đã xử lý được rủi ro, tổ chức vẫn cần theo dõi, cập nhật thông tin liên tục để nắm bắt được tình hình và kịp thời nhận biết khả năng phát sinh rủi ro, giúp hoạt động kinh doanh được ổn định.

Vai trò của việc quản trị rủi ro

Vai trò của việc quản lý rủi ro
Vai trò của việc quản lý rủi ro (ảnh minh họa)

Quản trị rủi ro giúp cho các dự án, mục tiêu, hoạt động kinh doanh của tổ chức được diễn ra một cách ổn định hơn. Lợi ích của việc quản trị rủi ro bao gồm:

  • Nâng cao nhận thức về rủi ro cho toàn bộ tổ chức.
  • Cải thiện hoạt động của bộ máy sau khi khắc phục các hậu quả.
  • Giúp tổ chức đưa ra những chiến lược đúng đắn.
  • Giúp tổ chức chủ động đưa ra phương án ứng phó với những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra.
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo sự phát triển lâu dài.
  • Nâng cao danh tiếng, độ tin cậy của tổ chức trên thị trường.
  • Hạn chế phát sinh tổn thất, thiệt hại trong quá trình kinh doanh.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về việc quản trị rủi ro đối với tổ chức. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc đóng góp ý kiến thêm về bài viết thì hãy để lại bình luận nhé!

Tác giả: Nguyễn Công Phúc & Phan Khánh Linh

Đánh giá bài viết
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Khám Phá Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Khám Phá Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách kiếm tiền trên YouTube

Cách kiếm tiền trên YouTube & hướng dẫn tối ưu phát triển kênh

08/05/2023
Launchpool là gì?

Launchpool là gì? Các cơ chế & lợi ích của Binance Launchpool

08/05/2023
On-chain là gì?

On-chain là gì? Đặc điểm của dữ liệu On-chain trong blockchain

03/04/2023
Khám Phá Tài Chính

Tiền bạc chính là cuộc sống của bạn!

📧 Email: cauchunhomrpi@gmail.com

VỀ CHÚNG TÔI

KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

TUYỂN DỤNG CTV

DONATE (ỦNG HỘ) ❤️

THÔNG TIN WEBSITE

GIỚI THIỆU

LIÊN HỆ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Huy hiệu DMCA website Khám Phá Tài Chính

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc