Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023
Khám Phá Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Khám Phá Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

ROE là gì? Cách tính & những ý nghĩa chỉ số “Return On Equity”

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
26/03/2023
trong Chuyên mục chứng khoán
A A
0
ROE là gì?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Chỉ số tài chính phổ biến dùng để đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp được gọi là ROE. Đồng thời, chỉ số này cũng giúp nhà đầu tư nhận diện và đánh giá tiềm năng cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin về chỉ số ROE mà các nhà đầu tư nên biết.

Mục lục
  1. Chỉ số ROE là gì?
  2. Cách tính chỉ số ROE
  3. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
  4. Những đặc điểm nổi bật của chỉ số ROE
  5. Ý nghĩa của chỉ số ROE trong chứng khoán

Chỉ số ROE là gì?

ROE (viết tắt của Return On Equity) là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, một thước đo mức độ hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Lợi nhuận trên vốn được tính bằng cách lấy thu nhập ròng (lãi ròng sau thuế) chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa theo bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính cuối kỳ (6 tháng đầu năm hoặc 6 tháng cuối năm).

Chỉ số ROE nói lên điều gì?
Chỉ số ROE nói lên điều gì?

Khi phân tích chỉ số ROE, nhà đầu tư sẽ biết một đồng vốn của chủ sở hữu ban đầu có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ngoài ra, chỉ số này còn được các nhà đầu tư dùng để so sánh cổ phiếu của các công ty trong cùng lĩnh vực trước khi ra quyết định đầu tư.

Cách tính chỉ số ROE

ROE tính như thế nào?
ROE được tính như thế nào?

Chỉ số ROE được tính theo công thức sau:

ROE = Thu nhập ròng/Vốn chủ sở hữu

ROE thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm như sau:

ROE = 100% x Tổng nhập ròng/Vốn chủ sở hữu

Trong đó:

  • Thu nhập ròng: chính là lãi ròng sau khi đã trừ đi thuế.
  • Vốn chủ sở hữu: tổng giá trị vốn chủ sở hữu (các cổ đông) trong kỳ 6 tháng đầu năm hoặc 6 tháng cuối năm.

Chỉ số ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong cùng một kỳ hạn chế sự không trùng khớp giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, việc tính ROE còn rất hữu ích khi đặt các công ty trong cùng một ngành lên bàn cân để so sánh. Nó đưa ra kết luận chính xác hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nào cao hơn. Qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá và đo lường lượng tài sản của doanh nghiệp là hữu hình hơn là vô hình.

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Thông thường, các nhà phân tích sẽ đánh giá chỉ số ROE của một doanh nghiệp ở mức tốt khi nó cao hơn mức ROE trung bình. Để đảm bảo năng lực cạnh tranh dựa trên tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ số ROE tối thiểu phải đạt là lớn hơn hoặc bằng 15%. Ngoài ra, để biết chỉ số ROE bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào ROE trung bình trong ngành của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: 7 ngân hàng hàng đâu là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VIB, ACB, MB và TPBank có chỉ số ROE trung bình ở mức 20%. Trong đó, VIB dẫn đầu ngành với chỉ số ROE sấp sỉ 30%. Điều này cho thấy VIB có hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn hẳn so với các ngân hàng khác.

Khi doanh nghiệp có chỉ số dương, nghĩa là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó hiệu quả và vẫn có lãi. Ngược lại, nếu giá trị của ROE là âm thì doanh nghiệp có thể đang sử dụng vốn không hiệu quả hoặc đang thua lỗ. Đối với các doanh nghiệp “lùi 1 bước tiến 3 bước” chấp nhẫn thua lỗ trong những năm đầu thì không nên tính chỉ số ROE.

Khi tính toán số liệu ROE, các chuyên gia thường phân tích tối thiểu là 3 năm hoạt động. Nếu kết quả của doanh nghiệp đó trong 3 năm liên tiếp có chỉ số ROE > 20% thì được coi là đang hoạt động kinh doanh tốt, có sức cạnh tranh.

Những đặc điểm nổi bật của chỉ số ROE

Chỉ số ROE bao gồm những đặc điểm nổi bật và hạn chế sau:

Ưu điểm:

  • Dùng để tính toán tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo công thức: ROE x Tỷ lệ tái đầu tư.
  • Đo lường, đánh giá rõ ràng khả năng tạo giá trị lợi nhuận vốn chủ sở hữu (cổ phần của các cổ đông).
  • Đưa ra kết luận về lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty.
  • So sánh hiệu suất của giữa các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau.

Nhược điểm:

  • Dễ gây hiểu lầm trong trường hợp của các doanh nghiệp mới có yêu cầu vốn cao trong thời gian đầu dẫn đến chỉ số ROE thấp.
  • ROE có thể bị điều chỉnh bằng các chính sách kế toán khác nhau.
  • Chỉ số ROE thất thường, không ổn định bởi lợi nhuận của doanh nghiệp là biến số bất thường. Nhiều khoản thu nhập bất thường của công ty là nguyên nhân dẫn tới sự thất thường này.
  • ROE không bao gồm các yếu tố tài sản vô hình.

Ý nghĩa của chỉ số ROE trong chứng khoán

Chỉ số ROE trong chứng khoán
Chỉ số ROE trong chứng khoán (ảnh minh họa)

Việc tính chỉ số ROE trong chứng khoán sẽ thể hiện cổ phiếu của nhà đầu tư đang nắm giữ có tiềm năng sinh lời hay không. Ngoài ra, ROE còn giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp cùng ngành.

  • ROE cao: nhà đầu tư sẽ loại bỏ được nhiều rủi ro vì các doanh nghiệp có ROE cao thường có mức tăng trưởng ổn định. Cổ phiếu của những doanh nghiệp có ROE cao sẽ an toàn hơn và dành cho những nhà đầu tư mới.
  • ROE thấp: các doanh nghiệp startup thường có chỉ số ROE khá thấp nhưng lai mang đến tiềm năng rất lớn nếu hoạt động kinh doanh tốt vào những năm sau đó. Lựa chọn này dành cho các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm hơn. Đổi lại, lợi nhuận tiềm năng của cổ phiếu họ nắm giữ cũng sẽ cao hơn.
  • ROE bất thường (bị âm hoặc quá cao): những trường hợp ROE bị giảm xuống âm hoặc quá cao phản ánh một dấu hiệu bất thường, cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng và cần xem xét kỹ.

Bài viết này đã cung cấp thông tin cơ bản về chỉ số ROE mà các nhà đầu tư nên nắm rõ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình đầu tư.

Tác giả: Nguyễn Công Phúc

Đánh giá bài viết
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Khám Phá Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Khám Phá Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách kiếm tiền trên YouTube

Cách kiếm tiền trên YouTube & hướng dẫn tối ưu phát triển kênh

08/05/2023
Launchpool là gì?

Launchpool là gì? Các cơ chế & lợi ích của Binance Launchpool

08/05/2023
On-chain là gì?

On-chain là gì? Đặc điểm của dữ liệu On-chain trong blockchain

03/04/2023
Khám Phá Tài Chính

Tiền bạc chính là cuộc sống của bạn!

📧 Email: cauchunhomrpi@gmail.com

VỀ CHÚNG TÔI

KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

TUYỂN DỤNG CTV

DONATE (ỦNG HỘ) ❤️

THÔNG TIN WEBSITE

GIỚI THIỆU

LIÊN HỆ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Huy hiệu DMCA website Khám Phá Tài Chính

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc