Đầu tư chứng khoán vốn được coi là một hình thức kiếm tiền mạo hiểm chứa đầy rủi ro. Không khó để bắt gặp thông tin về những biến động xấu của thị trường hoặc về những nhà đầu tư thua lỗ hay phá sản vì chơi chứng khoán. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn những rủi ro có thể gặp phải khi chơi chứng khoán.
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được hiểu là những điều không may mắn, không như mong muốn có thể xảy ra đối với nhà đầu tư trong quá trình chơi chứng khoán. Tác động của hình thức rủi ro này ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị tài sản là chứng khoán, khiến cho nhà đầu tư có nguy cơ bị thua lỗ, nợ nần hoặc phá sản.
Hầu hết trong việc đầu tư chứng khoán, cơ hội thu lợi nhuận càng cao thì cũng đồng nghĩa với việc rủi ro càng cao. Tùy theo “khẩu vị rủi ro” của mỗi nhà đầu tư, họ cần chấp nhận mức độ rủi ro phù hợp với bản thân và đưa ra kế hoạch để giảm thiểu rủi ro đó.
Có những rủi ro nào khi đầu tư chứng khoán?
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được phân thành rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
1. Rủi ro hệ thống

Rủi ro hệ thống còn được gọi là rủi ro thị trường, nó có ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán. Đây là loại rủi ro chỉ có thể phòng nhưng không thể tránh bởi thị trường luôn biến động và dù cho cổ phiếu nhà đầu tư sở hữu có triển vọng và giá trị lớn đến đâu cũng có thể gặp phải. Ngay cả khi nhà đầu tư đã có kế hoạch chi tiết, đa dạng hóa đầu tư thì cũng không thể tránh khỏi những sự kiện thế giới tác động một cách có hệ thống lên thị trường. Rủi ro hệ thống được phân loại như sau:
- Rủi ro mô hình: là hình thức rủi ro đến từ chính mô hình mà nhà đầu tư xây dựng. Đó có thể là mô hình định giá tài sản hoặc mô hình phân tích diễn biến thị trường. Về bản chất, việc xây dựng mô hình vẫn là hoạt động mang tính chủ quan của nhà đầu tư nên không thể tránh khỏi những tác động khách quan như yếu tố kỹ thuật hay biến động bất quy tắc của thị trường.
- Rủi ro hàng hóa (chứng khoán): là dạng rủi ro đến từ các mã chứng khoán của người mua, đồng nghĩa với việc đang gián tiếp đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp. Khi giá cả hàng hóa có thay đổi, giá trị chứng khoán cũng như tình hình chung của thị trường sẽ bị tác động trực tiếp. Những loại hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán có thể kể đến như: xăng, dầu, điện, năng lượng, v.v… Đây là những hàng hóa có liên quan đến chính sách tài khóa của Nhà nước nên khi giá hàng hóa thay đổi sẽ tác động lên thị trường, kéo theo đó là những rủi khó tránh khỏi, v.v…
2. Rủi ro phi hệ thống
Rủi ro phi hệ thống là hình thức rủi ro cụ thể không mang tính bao trùm toàn bộ thị trường mà xảy ra đối với từng ngành hoặc doanh nghiệp, công ty riêng lẻ. Loại rủi ro này sẽ chỉ tác động đến một nhóm nhà đầu tư nhất định sở hữu chứng khoán của ngành hoặc doanh nghiệp cụ thể. Rủi ro phi hệ thống được chia làm 5 loại như sau:
- Rủi ro xếp hạng: giá trị cổ phiếu của một ngành, một doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào các đánh giá, xếp hạng định kỳ. Khi đánh giá hoặc thứ hạng về ngành, doanh nghiệp biến động theo chiều hướng xấu sẽ cho thấy hoạt động kinh doanh không tốt, khiến giá cổ phiếu bị sụt giảm.
- Rủi ro lỗi thời: loại rủi ro này rất dễ xảy ra với chứng khoán khi gián tiếp tác động đến hàng hóa, dịch vụ đã lỗi thời, không có sự đổi mới bắt kịp xu hướng thị trường. Ngay cả khi doanh nghiệp vẫn ổn định nhưng nếu không đổi mới theo thời gian sẽ khiến sự tăng trưởng bị trì trệ, tạo cơ hội cho các đối thủ vượt lên. Khi doanh nghiệp dần mất khả năng cạnh tranh, giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng sẽ sụt giảm theo thời gian.
- Rủi ro truyền thông: truyền thông là con dao hai lưỡi đối với các doanh nghiệp. Giá cổ phiếu phụ thuộc phần lớn vào uy tín và hình ảnh của công ty mà nhà đầu tư chọn mua. Nếu vướng vào các bê bối truyền thông, dính phải những tin tức xấu thì giá chứng khoán của một công ty sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và sụt giảm nghiêm trọng, v.v…
Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về rủi ro khi chơi chứng khoán. Đối với lĩnh vực đầu tư này, cơ hội và rủi ro là luôn tồn tại song song. Vì vậy, hãy thật tỉnh táo, nhạy bén, cẩn thận và sáng suốt trong quá trình đầu tư để đạt được thành công bạn nhé!
Tác giả: Nguyễn Công Phúc & Phan Khánh Linh