Thứ Năm, 2 Tháng Hai, 2023
Học Thức Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Học Thức Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Affiliate link vay tiền nhanh OnCredit

Rủi ro là gì? Nguyên nhân, phân loại & mức độ rủi ro với tổn thất

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
15/01/2023
trong Chuyên mục tài chính
Thời gian đọc: 9 mins read
A A
0
Rủi ro là gì?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại hai thái cực đối lập đó chính là cơ hội và rủi ro. Vậy, rủi ro đến từ đâu, có những loại rủi ro nào và mức độ thiệt hại của chúng ra sao thì hãy tìm câu trả lời thông qua bài viết này nhé!

Mục lục
  1. Rủi ro là gì?
  2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
    1. 1. Nguyên nhân chủ quan
    2. 2. Nguyên nhân khách quan
  3. Các loại rủi ro
  4. Mức độ rủi ro
  5. Các dạng tổn thất

Rủi ro là gì?

Khái niệm rủi ro
Khái niệm rủi ro (ảnh minh họa)

Rủi ro (risk) là những sự việc không may mắn hoặc biến cố có thể xảy ra đối với con người. Rủi ro khó có thể lường trước hay phòng tránh và thường để lại hậu quả ngoài mong muốn. Ảnh hưởng của rủi ro tác động tiêu cực đến những thứ mà con người coi trọng như: sức khỏe, tài sản, hạnh phúc, môi trường, v.v…

Thực tiễn cho ta thấy khi cuộc sống con người càng trở nên hiện đại, phát triển, các hoạt động đời sống càng đổi mới, phức tạp thì những rủi ro mà con người phải đối diện càng thêm đa dạng và khó nắm bắt.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro

Rủi ro có thể bắt nguồn từ yếu tố chủ quan và cả khách quan như sau:

1. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro xuất phát từ những sai lầm có chủ đích hoặc vô ý của con người.

Ví dụ: nhân viên phục vụ khi không may có thể mắc sai lầm làm đổ vỡ những ly nước của khách hàng và sẽ bị phạt lương. Rủi ro này ảnh hưởng đến tiền bạc của con người.

2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan có thể đến từ những yếu tố bên ngoài mà con người không thể kiểm soát. Các yếu tố khách quan có thể kể đến bao gồm:

  • Yếu tố tự nhiên: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch,…
  • Yếu tố xã hội: sự phát triển của công nghệ dẫn đến mối đe dọa về bảo mật thông tin.
  • Yếu tố kinh tế – chính trị: các cuộc xung đột, khủng bố khiến cho đời sống khó khăn, mạng sống con người bị đe dọa, v.v…

Các loại rủi ro

Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau, phổ biến trong đó gồm có:

  • Rủi ro kinh doanh: là những rủi ro khiến doanh nghiệp phải chịu thiệt hại về vốn, tài sản hoặc mất thị phần.
  • Rủi ro pháp lý: là rủi ro xuất phát từ pháp luật hoặc các quy định, chế tài được thay đổi, bổ sung hoặc ban hành bởi Chính phủ.
  • Rủi ro chiến lược: là rủi ro đến từ kế hoạch kinh doanh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, gây thiệt hại hoặc cản trở mục tiêu.
  • Rủi ro kinh tế: là những vấn đề tiềm ẩn hoặc sự thay đổi có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
  • Rủi ro ngoại hối, rủi ro tỷ giá: là khả năng tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu phát sinh từ biến động của tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.
  • Rủi ro lạm phát: là rủi ro xảy ra sau khi đồng tiền mất giá khiến cho giá trị hàng hóa tăng.
  • Rủi ro môi trường: là những sự cố, hiểm họa có thể đe dọa, gây hại tới môi trường sống của con người.
  • Rủi ro xã hội: là rủi ro liên quan đến nhóm các cá nhân xuất phát từ những vấn đề về nhu cầu cơ bản như: thực phẩm, vệ sinh, y tế, an ninh,… để lại nhiều thiệt hại cho con người.
  • Rủi ro tài chính: là những nguy cơ gây ra tổn thất đến tài chính trên thị trường, ảnh hưởng đến hàng hóa, chứng khoán, bất động sản, tiền tệ,…
  • Rủi ro tín dụng: là nguy cơ khách hàng không không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng khiến ngân hàng và các tổ chức tín dụng không thu hồi được nợ đúng hạn.
  • Rủi ro thanh khoản: là rủi ro xảy ra khi khả năng chuyển đổi các loại tài sản thành tiền thấp.
  • Rủi ro kiểm toán: là rủi ro trong quá trình kiểm toán dẫn đến báo cáo sai sót có ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính doanh nghiệp.
  • Rủi ro lãi suất: là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi bất lợi về thu nhập hoặc tài sản của ngân hàng khiến lợi nhuận suy giảm.
  • Rủi ro kiểm soát: là nguy cơ xảy ra sai sót mà hệ thống kiểm soát không ngăn ngừa hết hoặc không kịp phát hiện và sửa chữa kịp thời.
  • Rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường): là những rủi ro có ảnh hưởng đến phần lớn hoặc toàn bộ thị trường bởi những biến động có sự tác động lẫn nhau như lạm phát, lãi suất, tỷ giá tiền tệ,…
  • Rủi ro đầu tư: là nguy cơ gây ra thua lỗ, thiệt hại về tài sản khi kế hoạch đầu tư diễn ra không như dự định.
  • Rủi ro chứng khoán: là rủi ro khiến nhà đầu tư mất tiền do những biến động xấu làm cho giá chứng khoán giảm.
  • Rủi ro trái phiếu: là mối đe dọa khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đủ khả năng trả nợ hoặc thanh toán lãi cho nhà đầu tư.
  • Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro tiềm ẩn dẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Rủi ro chính trị: là khả năng xảy ra bất lợi đối với hoạt động phát triển quốc gia do ảnh hưởng của tình hình chính trị.
  • Rủi ro đạo đức: là rủi ro phát sinh khi chủ thể kinh tế bị suy thoái đạo đức, không thực hiện nghĩa vụ mà tìm cách thu lợi cho bản thân.
  • Rủi ro dự án: là những biến cố không lường trước phát sinh trong quá trình tiến hành dự án.
  • Rủi ro quốc gia: là rủi ro đến từ quá trình đầu tư trong một quốc gia cụ thể và ảnh hưởng hưởng xấu đến giá trị tài sản trong nước.
  • Rủi ro sự kiện: là rủi ro xảy ra những sự kiện bất ngờ có ảnh hưởng xấu đến những bên liên quan.
  • Rủi ro đầu cơ: là rủi ro có khả năng dẫn đến vỡ nợ, phá sản do hoạt động đầu tư mua vào và ôm quá nhiều trong khi giá trị của nó tiếp tục suy giảm.
  • Rủi ro vỡ nợ: là nguy cơ một cá nhân hoặc doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán theo nghĩa vụ.
  • Rủi ro lấy mẫu: là rủi ro có thể xảy ra khi kiểm toán viên thực hiện lấy mẫu kiểm toán và để lại sai sót.
  • Rủi ro danh tiếng: là biến cố gây ra bởi những sự kiện không kiểm soát hoặc dư luận tiêu cực dẫn đến ảnh hưởng xấu cho uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, v.v…

Mức độ rủi ro

Mức độ rủi ro
Mức độ rủi ro (ảnh minh họa)

Trong cùng một điều kiện, cùng một khả năng xảy ra rủi ro, mức độ thiệt hại của mỗi chủ thể là khác nhau từ thấp đến cao phụ thuộc vào đặc tính và khả năng đối mặt với rủi ro. Để đánh giá mức độ rủi ro cần xét trên hai tiêu chí:

  • Tần suất rủi ro: là số lần xảy ra các mối nguy hiểm trên cùng một đơn vị thời gian. Khi tần suất rủi ro cao thì mức độ thiệt hại cũng sẽ tăng theo tỷ lệ thuận.
  • Mức độ thiệt hại: là mức độ của hậu quả mà rủi ro để lại cho một đối tượng. Cùng một rủi ro nhưng đối với những chủ thể khác nhau (điều kiện sống, khả năng gánh chịu và vượt qua rủi ro) thì hậu quả để lại sẽ có ảnh hưởng không giống nhau.

Các dạng tổn thất

Rủi ro có trong mọi lĩnh vực của đời sống và gây ra nhiều loại tổn thất, bao gồm:

  • Tổn thất về vật chất: là những thiệt hại liên quan đến tài sản có thể thay thế, bù đắp hoặc thu hồi được.
  • Tổn thất về tinh thần: là những mất mát thuộc về giá trị tinh thần khó có thể bù đắp hoặc thay thế.
  • Tổn thất về sức khỏe: là thiệt hại về sức khỏe, mạng sống của con người và không thể được bù đắp hay thay thế.

Rủi ro luôn tồn tại trong cuộc sống dưới nhiều hình thức và để lại những thiệt hại khác nhau. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về rủi ro cũng như biết cách phòng ngừa thiệt hại từ những nguy hiểm xung quanh.

Đồng tác giả: Phan Khánh Linh

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Affiliate link vay tiền nhanh Robocash
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Học Thức Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Học Thức Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Affiliate link vay tiền nhanh Tamo

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách tạo kênh YouTube

Cách tạo kênh YouTube kiếm tiền & thiết lập tối ưu SEO từ A – Z

31/01/2023
Bull market và bear market là gì?

Bull Market & Bear Market là gì? Nguồn gốc & các cách xác định

29/01/2023
Nhập mã giới thiệu MoMo

Nhập mã giới thiệu MoMo kiếm tiền thật (600k) & Không lừa đảo

21/01/2023
Affiliate link vay tiền nhanh Findo
Học Thức Tài Chính

“Đơn giản… nhưng tối ưu hóa!”

Học Thức Tài Chính là website chia sẻ kiến thức về tài chính được viết bởi nhiều tác giả. Nội dung trên trang đã được kiểm duyệt kỹ càng và đảm bảo chất lượng.

VỀ CHÚNG TÔI

  • DONATE (ỦNG HỘ) ❤️
  • DỊCH VỤ QUẢNG CÁO
  • TUYỂN DỤNG CTV
KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

THÔNG TIN WEBSITE

  • GIỚI THIỆU
  • LIÊN HỆ
  • CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Huy hiệu DMCA website Học Thức Tài Chính

Bản quyền © 2022 Học Thức Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2022 Học Thức Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc