Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023
Khám Phá Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Khám Phá Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Thị trường tài chính là gì? Cấu trúc, chức năng & Vai trò ra sao?

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
24/02/2023
trong Chuyên mục tài chính
A A
0
Thị trường tài chính là gì?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Bản chất của thị trường tài chính rất rộng mà không phải ai cũng hiểu rõ ràng về nó. Hãy cùng mình tìm chi tiết về định nghĩa thị trường tài chính thông qua bài viết này nhé!

Mục lục
  1. Thị trường tài chính là gì?
  2. Cấu trúc thị trường tài chính
    1. 1. Thị trường ngoại hối
    2. 2. Thị trường vốn
    3. 3. Thị trường tài chính phái sinh
    4. 4. Thị trường hàng hóa
  3. Các điều kiện hình thành thị trường tài chính
  4. Chức năng của thị trường tài chính
  5. Vai trò của thị trường tài chính

Thị trường tài chính là gì?

Tổng quan về thị trường tài chính
Khái niệm về thị trường tài chính

Thị trường tài chính (financial market) là một thị trường hoạt động trao đổi các loại tài sản có giá trị dựa theo nguyên tắc cung và cầu. Tài sản trao đổi trong thị trường tài chính có thể là hàng hóa, chứng khoán, tiền số, vàng bạc,… hoặc bất cứ thứ gì có giá trị quy đổi thành tiền và các sản phẩm tiêu dùng. Trong tài chính, thị trường tài chính tạo điều kiện:

  • Nâng cao nguồn vốn (thể hiện trong các thị trường vốn).
  • Chuyển giao rủi ro (trong các thị trường phái sinh).
  • Phát hiện giá.
  • Các nghiệp vụ toàn cầu với hội nhập của các thị trường tài chính khác nhau
  • Thúc đẩy thương mại quốc tế (đối với thị trường tiền tệ)

Thị trường tài chính nói chung có nhiều loại tài sản được trao đổi, một số thị trường chuyên ngành thì chỉ trao đổi một loại tài sản.

Ví dụ: thị trường chứng khoán chỉ hoạt động với các giao dịch là chủ yếu là chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, v.v…

Cấu trúc thị trường tài chính

Các loại thị trường tài chính được chia thành nhiều bộ phận, bao gồm:

1. Thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Ngoại hối đã nổi tiếng trong một vài thập kỷ gần đây và trở thành một trong những thị trường tài chính được giao dịch nhiều nhất thế giới.

2. Thị trường vốn

Vay vốn
Vay vốn (ảnh minh họa)

Thị trường vốn là thị trường trao đổi các món nợ dài hạn như tín dụng, cổ phiếu và trái phiếu. Chẳng hạn, thay vì việc cất giữ tiết kiệm tiền không hiệu quả thì người tham gia thị trường sẽ cho các công ty hoặc tổ chức chính phủ vay vốn để sử dụng kinh doanh, sản xuất dưới hình thức mua cổ phiếu đầu tư sinh lợi nhuận.

3. Thị trường tài chính phái sinh

Thị trường tài chính phái sinh là thị trường phụ thuộc vào giá trị từ các tài sản cơ sở đã được phát hành trước đó. Các công cụ phái sinh có thể là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi về số lượng chuẩn tài sản thực hay tài sản tài chính theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trong tương lai.

4. Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa là một nơi diễn ra tất cả các hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa. Hàng hóa trong thị trường có thể là các sản phẩm thiết yếu tiêu dùng hoặc dịch vụ giải trí.

Ngoài các thành phần trên, vẫn còn một số thị trường ngách khác nhưng ít ảnh hưởng hơn như: thị trường vàng, thị trường chứng khoán, thị trường crypto, v.v…

Các điều kiện hình thành thị trường tài chính

Để đáp ứng được nhu cầu thị trường tài chính phải có đầy đủ các điều kiện sau:

  • Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, mức độ lạm phát lý tưởng.
  • Các công cụ tài chính phải đa dạng, tạo ra các phương thức chuyển giao tài sản dễ dàng.
  • Hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức trung gian tài chính.
  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước để giám sát hoạt động của tài chính.
  • Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động của thị trường tài chính.
  • Đối tượng của thị trường tài chính bao gồm đội ngũ các nhà kinh doanh và quản lý có vốn hiểu biết sâu rộng. Các nhà đầu tư dám mạo hiểm cho những dự án rủi ro tiềm năng lợi nhuận cao.

Chức năng của thị trường tài chính

Thị trường tài chính có chức năng rất quan trọng, bao gồm những đặc điểm:

  • Dẫn vốn từ những cá nhân/chủ thể có khả năng cung ứng đến những cá nhân/chủ thể cần nguồn tài chính để kinh doanh, sản xuất.
  • Là một kênh trung gian cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư đến với những người có cơ hội đầu tư sinh lời.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa và cải cách kinh tế của chính phủ và nhà nước.
  • Thị trường tài chính giúp đẩy mạnh khả năng thanh khoản cho chứng khoán.
  • Cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
  • Sử dụng vốn hiệu quả hơn cho cả bên đầu tư và bên vay. Bên cho vay sẽ nhận được lãi suất cho vay, còn bên đi vay sẽ tính toán sử dụng vốn vay hiệu quả để thu được lợi nhuận mà vừa trả được cả nợ lẫn lãi của bên cho vay.

Vai trò của thị trường tài chính

Thu hút vốn đầu tư
Thu hút vốn đầu tư (ảnh minh họa)

Trường tài chính đóng vai trò rất quan trọng, một trong số những nhân tố khởi đầu cho nền kinh tế thị trường.

  • Thị trường tài chính là nơi thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước.
  • Thị trường tài chính góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
  • Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, luân chuyển nguồn vốn thúc đẩy quá trình kinh doanh và sản xuất.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường tài chính. Hãy dành ít phút chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận nhé!

Tác giả: Nguyễn Công Phúc

Đánh giá bài viết
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Khám Phá Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Khám Phá Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách kiếm tiền trên YouTube

Cách kiếm tiền trên YouTube & hướng dẫn tối ưu phát triển kênh

08/05/2023
Launchpool là gì?

Launchpool là gì? Các cơ chế & lợi ích của Binance Launchpool

08/05/2023
On-chain là gì?

On-chain là gì? Đặc điểm của dữ liệu On-chain trong blockchain

03/04/2023
Khám Phá Tài Chính

Tiền bạc chính là cuộc sống của bạn!

📧 Email: cauchunhomrpi@gmail.com

VỀ CHÚNG TÔI

KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

TUYỂN DỤNG CTV

DONATE (ỦNG HỘ) ❤️

THÔNG TIN WEBSITE

GIỚI THIỆU

LIÊN HỆ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Huy hiệu DMCA website Khám Phá Tài Chính

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc