Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023
Khám Phá Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Khám Phá Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả

Tín dụng là gì? Các loại vay, hình thức vay & vai trò của tín dụng

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
24/02/2023
trong Chuyên mục tài chính
A A
0
Tín dụng là gì?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Vay mượn được rất nhiều người sử dụng vào những lúc khó khăn. Trong lĩnh vực tài chính, vay mượn được gọi với một cái tên khác là tín dụng. Tuy nhiên tín dụng còn mang nhiều ý nghĩa bao hàm hơn vay mượn, cụ thể ra sao sẽ được giải thích trong bài viết này!

Mục lục
  1. Tín dụng là gì?
  2. Nguồn gốc của thuật ngữ “tín dụng”
  3. Các loại tín dụng
    1. 1. Tín dụng thương mại
    2. 2. Tín dụng ngân hàng
    3. 3. Tín dụng nhà nước
    4. 4. Tín dụng tiêu dùng
    5. 5. Tín dụng thuê mua
    6. 6. Tín dụng quốc tế
  4. Các hình thức vay tín dụng phổ biến
    1. 1. Vay tín chấp
    2. 2. Vay thế chấp
    3. 3. Vay trả góp
    4. 4. Vay thấu chi
    5. 5. Thẻ tín dụng
  5. Đặc điểm của tín dụng
  6. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế

Tín dụng là gì?

Tín dụng (credit) là khái niệm thể hiện mối quan hệ tài chính giữa bên cho vay và bên vay (bên nợ). Trong đó, bên vay sẽ nhận được một khoản vay cần phải trả lại bên cho vay trong khoảng thời hạn thoả thuận, có thể kèm theo lãi suất. Do hoạt động tín dụng phát sinh một khoản nợ nên mối quan hệ giữa 2 bên còn được gọi là chủ nợ và con nợ.

Nguồn gốc của thuật ngữ “tín dụng”

Crédit là một từ xuất phát từ tiếng Pháp Trung cổ (thế kỷ XV) mang nghĩa như niềm tin, sự tin tưởng. Đối với tiếng Ý thì từ này tương đương với credito hoặc tiếng Latinh là creditum, cả 2 đều mang nghĩa như một khoản vay được ủy thác cho người khác.

Thuật ngữ “tín dụng (credit)” sử dụng lần đầu tiên trong tiếng Anh vào những năm 1520 và được hiểu như niềm tin, sự tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua hoặc người vay vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Các thuật ngữ khác liên quan cũng được ra mắt sau đó như “tổ chức tín dụng (credit union)” năm 1881 và “xếp hạng tín dụng (credit rating)” năm 1958.

Các loại tín dụng

Có nhiều loại tín dụng khác nhau, bao gồm:

1. Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp tham gia kinh doanh với nhau cho phép trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà không cần trả tiền ngay lập tức (mua bán chịu). Các doanh nghiệp hoạt động với khoản tín dụng thương mại sẽ đặt thời hạn khoảng từ 30 đến 90 ngày để thanh toán giao dịch được ghi lại thông qua hóa đơn.

2. Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là thỏa thuận về số tiền dưới dạng khoản vay mà một người hoặc doanh nghiệp có thể vay từ ngân hàng. Khoản vay đó sẽ có hoặc không có đảm bảo thế chấp tùy theo quy định của ngân hàng. Cuối kỳ hạn, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi cho ngân hàng. Mức tín dụng của bên vay sẽ phụ thuộc vào khả năng trả nợ của họ.

3. Tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước là mối quan hệ vay mượn giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân được đảm bảo bằng uy tín. Tín dụng nhà nước dùng để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của ngân sách khi điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng. Ngoài ra, tín dụng nhà nước còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế yếu kém, giúp nhà nước điều hành kinh tế vĩ mô.

4. Tín dụng tiêu dùng

Lãi suất của tín dụng
Lãi suất của tín dụng sẽ tăng dần đều nếu người dùng không trả tiền trước ngày đáo hạn (ảnh minh họa)

Tín dụng tiêu dùng hay còn gọi là nợ tiêu dùng, được dùng để cho các cá nhân mua hàng hóa hoặc thanh toán dịch vụ thông qua một khoản tiền ngân hàng cho vay hàng tháng. Điển hình nhất của hình thức này là thẻ tín dụng, nó cho phép người dùng chi tiêu rồi sau đó phải trả lại mức tiền tối thiểu trước ngày đáo hạn, nếu không sẽ tính lãi.

5. Tín dụng thuê mua

Tín dụng thuê mua là quan hệ phát sinh giữa các công ty cho thuê tài chính với các doanh nghiệp, cá nhân. Trong đó, bên cho thuê sẽ cung cấp tài sản, máy móc thiết bị cho bên cần thuê nhằm thu lợi nhuận với một khoản tiền thuê theo như thỏa thuận.

6. Tín dụng quốc tế

Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế ở các quốc gia khác nhau có nhu cầu cho vay dựa trên thỏa thuận hoàn trả, lãi suất riêng theo pháp luật và nguyên tắc quốc tế.

Các hình thức vay tín dụng phổ biến

Tín dụng có nhiều hình thức vay khác nhau như:

1. Vay tín chấp

Vay tín chấp là một hình thức vay không có đảm bảo, không yêu cầu bất kỳ loại tài sản thế chấp nào. Bên cho vay chịu nhiều rủi ro hơn cho nên họ có thể tính lãi suất cao hơn so với vay thế chấp và thường sẽ phải thẩm định uy tín bên vay.

Ví dụ: bên cho vay tín chấp thường căn cứ vào thu nhập của bên vay như lương, thưởng, hiệu quả kinh doanh,… để xác định mức tiền cho vay và khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi.

2. Vay thế chấp

Vay thế chấp là một hình thức vay có đảm bảo, bên vay phải thế chấp tài sản có giá trị tương đương với khoản vay. Bên cho vay giữ tài sản cho đến khi bên nợ hoàn trả khoản vay. Đây là một hình thức tín dụng phổ biến vì nó giúp bên vay có thể vay với lãi suất cạnh tranh và hoàn trả trong một kỳ hạn dài.

3. Vay trả góp

Vay trả góp là một khoản vay được hoàn trả trong khoảng thời gian dài, thường là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các khoản vay trả góp có thể được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc không có bảo đảm. Hiện nay, có nhiều khoản vay trả góp cố định, lãi suất 0% phổ biến để mua những tài sản giá trị lớn như: mua xe, mua nhà, mua điện thoại, v.v…

4. Vay thấu chi

Vay thấu chi là một hình thức vay thêm tiền thông qua tài khoản hiện tại của người dùng. Hình thức này cho phép người vay sử dụng các thẻ ghi nợ của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để có thể chi tiêu ngay cả khi số tiền trong thẻ bằng 0. Nói cách khác, khi tài khoản có sẵn số tiền dưới 0, người dùng sẽ bị thấu chi.

5. Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng đang dần trở nên phổ biến trong thanh toán (ảnh mình họa)

Thẻ tín dụng là một công cụ do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành cho phép sử dụng tiền trong hạn mức để thanh toán hàng hóa và dịch vụ trước sau đó hoàn trả lại sau. Điều kiện sử dụng là chủ thẻ phải hoàn lại tiền đã vay cộng với bất kỳ lãi suất và khoản phí nào được thỏa thuận bổ sung.

Đặc điểm của tín dụng

Một số đặc điểm đặc biệt của hình thức tín dụng bao gồm:

  1. Tính tín nhiệm: điều kiện để hình thành mối quan hệ tín dụng là dựa trên cơ sở lòng tin giữa bên cho vay và bên vay. Bên cho vay sẽ đánh giá, xếp hạng độ uy tín của bên đi vay và chắc chắn rằng họ có đủ khả năng hoàn trả lại vốn kèm theo tiền lãi đúng thời hạn. Còn bên vay sẽ phải chứng mình khả năng tài chính của mình có đủ điều kiện để trả các khoản nợ.
  2. Tính hoàn trả: mối quan hệ tín dụng là mối quan hệ hoàn trả, không phải chuyển nhượng, nói cách khác là mang tính tạm thời. Tín dụng mang lại tiền lãi cho bên cho vay, đồng thời cũng là rủi ro nếu bên vay không hoàn trả.
  3. Tính thời hạn: vay tín dụng bao giờ cũng đi kèm với lãi suất và thời hạn. Tín dụng mang tính hoàn trả, sở hữu tài sản một cách tạm thời nên hai bên vay – mượn cần có thỏa thuận theo đúng pháp luật và cam kết thực trả nghiêm túc.
  4. Tính rủi ro: như đã nói ở trên, tín dụng mang tính tín nhiệm, nhưng đôi khi bên cho vay không hiểu hết về bên vay. Điều này có thể gây ra rủi ro số tiền cho vay không thể hoàn trả như thỏa thuận. Lúc này, bên vay sẽ được gọi là “nợ xấu“.

Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế

Tín dụng mang đến những lợi ích như sau:

  • Cân đối cơ cấu kinh tế: tín dụng là một hoạt động vay mượn nên sẽ cung cấp vốn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội. Một doanh nghiệp hay cá nhân có thể thiếu vốn hoặc thừa vốn nên việc phân phối tiền giúp đầu tư phát triển, tránh lạm phát, thất nghiệp và cân đối lại cơ cấu kinh tế.
  • Thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn: các doanh nghiệp gặp phải tình trạng khó khăn về vốn trong một thời gian nhất định làm cho sản xuất trì trệ. Việc luân chuyển nguồn vốn từ các bên đang thừa sang bên thiếu giúp cho sản xuất được liên tục, đều đặn, tăng trưởng kinh tế đi lên.
  • Hỗ trợ các thành phần kinh tế kém phát triển: ở mỗi giai đoạn, nhà nước – chính phủ đều sẽ đưa ra các mục tiêu khác nhau về kinh tế. Cùng với đó, các chính sách đầu tư tín dụng, tài trợ, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp trong ngành cơ sở tạo tiền đề cho các ngành khác cùng phát triển theo, giải quyết các vấn nạn trong xã hội.

Với những thông tin trên, có thể thấy tín dụng có rất nhiều lợi ích giúp phát triển nền kinh tế. Vì vậy, cho vay cũng được coi là một hình thức giúp đỡ và hỗ trợ những đối tượng đang gặp khó khăn, thu lợi nhuận, đôi bên cùng phát triển.

Tác giả: Nguyễn Công Phúc

Đánh giá bài viết
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Khám Phá Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Khám Phá Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách kiếm tiền trên YouTube

Cách kiếm tiền trên YouTube & hướng dẫn tối ưu phát triển kênh

08/05/2023
Launchpool là gì?

Launchpool là gì? Các cơ chế & lợi ích của Binance Launchpool

08/05/2023
On-chain là gì?

On-chain là gì? Đặc điểm của dữ liệu On-chain trong blockchain

03/04/2023
Khám Phá Tài Chính

Tiền bạc chính là cuộc sống của bạn!

📧 Email: cauchunhomrpi@gmail.com

VỀ CHÚNG TÔI

KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

DỊCH VỤ QUẢNG CÁO

TUYỂN DỤNG CTV

DONATE (ỦNG HỘ) ❤️

THÔNG TIN WEBSITE

GIỚI THIỆU

LIÊN HỆ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT

Huy hiệu DMCA website Khám Phá Tài Chính

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2023 Khám Phá Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc