Thứ Năm, 2 Tháng Hai, 2023
Học Thức Tài Chính
Affiliate link mở tài khoản chứng khoán VPS
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Học Thức Tài Chính
Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
Affiliate link vay tiền nhanh OnCredit

Vốn ít có nên đầu tư chứng khoán? Cách “chơi” khi vốn hạn chế

Nguyễn Công Phúc bởi Nguyễn Công Phúc
15/01/2023
trong Chuyên mục chứng khoán
Thời gian đọc: 7 mins read
A A
0
Vốn ít có nên đầu tư chứng khoán?
1
LƯỢT CHIA SẺ
FacebookTwitterPinterestLinkedinReddit

Không có quy định cụ thể về số tiền tối thiểu để đầu tư chứng khoán cho nên những cá nhân có ít vốn hoàn toàn có thể tham gia. Vậy nhưng những người sở hữu vốn ít có nên đầu tư chứng khoán không và nếu có thì nên đầu tư như thế nào? Hãy cùng mình đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Mục lục
  1. Vốn ít có nên đầu tư chứng khoán không?
    1. 1. Đối tượng nên đầu tư
    2. 2. Đối tượng không nên đầu tư
  2. Cách đầu tư chứng khoán cho người ít vốn
    1. 1. Hãy bỏ chút vốn làm phí học hỏi
    2. 2. Chơi chứng khoán vốn ít để lấy kinh nghiệm
    3. 3. Coi việc đầu tư vào chứng khoán như một khoản tiết kiệm

Vốn ít có nên đầu tư chứng khoán không?

Tiền ít có đầu tư được không?
Tiền ít có đầu tư được không? (ảnh minh họa)

Mặc dù không quy định đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền nhưng bạn vẫn cần phải số một số vốn tối thiểu đủ để thực hiện ít nhất 1 giao dịch theo lô. Nếu số tiền bạn chuẩn bị đủ để thực hiện giao dịch thì bạn sẽ nên và không nên đầu tư theo một trong 2 trường hợp sau:

1. Đối tượng nên đầu tư

Những trường hợp vốn ít nên đầu tư chứng khoán bao gồm:

  • Có quỹ dự phòng: khi bạn có tích lũy được quỹ dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng hoặc chi tiêu có kế hoạch thì bạn đã có thể sẵn sàng cho hoạt động đầu tư. Bởi vì khi dự trù được các quỹ dự phòng, bạn đã hoàn toàn có thể quản trị rủi ro và sẵn sàng sử dụng đến các khoản tiền này trong trường hợp đầu tư thua lỗ. Có thể coi quỹ dự phòng là một loại bảo hiểm ngắn hạn cho tương lai và không nên sử dụng cho mục đích khác như chi tiêu hàng ngày hoặc kiếm tiền từ nó. Vì vậy, nếu sở hữu một quỹ dự phòng có thể xoay sở trong một quãng thời gian đủ dài, đủ vững thì bạn nên đầu tư.
  • Có tiền nhàn rỗi: khoản tiền nhàn rỗi bạn có dù ít hay nhiều mà đang không sử dụng đến thì hoàn toàn có thể mang đi đầu tư. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng khoản tiền này phải thật sự “nhàn rỗi” cho dù có gặp các vấn đề tài chính nhỏ thì vẫn có sẵn quỹ để sử dụng đến, tránh gặp phải trường hợp gặp khi khó khăn khăn đến mức khiến bạn bắt buộc phải bán chứng khoán mình đã mua.

2. Đối tượng không nên đầu tư

Các trường hợp vốn ít không nên đầu tư chứng khoán bao gồm:

  • Vẫn còn mang nợ: bạn không nên đầu tư bất vào bất cứ loại tài sản nào nếu như vẫn còn đang mang nợ, đặc biệt là “nợ xấu“. Bởi vì cho dù bạn có dùng số tiền mà mình vay được để mang đi đầu tư với hy vọng sau một thời nó sẽ sinh lời thì cũng đa phần cũng không bù đắp đươc khoản tiền lãi phải trả. Trung bình tỷ lệ lợi nhuận của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán rơi vào khoảng từ 10 – 15%/năm, và nếu lãi suất của khoản nợ phải trả là 15%/năm thì việc đầu tư ở thời điểm này không hề có lãi, thậm chí còn bị hụt lỗ. Đó là đa phần kịch bản sẽ xảy ra như vậy, vẫn có những trường hợp cực kỳ may mắn thu được lợi nhuận đầu tư từ tình trạng nợ nần, nhưng mà tỷ lệ làm được như vậy là rất hiếm. Vì vậy, điều bạn cần làm nhất nếu rơi vào trường hợp này là ưu tiên trả nợ để thoát khỏi tình trạng nợ nần.
  • Thu nhập thấp hơn chi tiêu: bạn không nên đầu tư khi mức thu nhập hiện có thấp hơn chi tiêu. Việc không có đủ tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày khiến cho bạn sẽ luôn rơi vào tình trạng có đồng nào tiêu đồng đó, lấy đâu ra tiền để đâu tư. Điều bạn cần làm là phải tăng thêm thu nhập và giảm chi tiêu sao cho cuối tháng vẫn còn dư một khoản tiền dù ít hay nhiều. Đây là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân.

Cách đầu tư chứng khoán cho người ít vốn

Mặc dù không có nhiều tiền nhưng hoạt động đầu tư là cần thiết, bắt đầu càng sớm càng tốt Sau đây là những cách chơi chứng khoán cho người vốn ít:

1. Hãy bỏ chút vốn làm phí học hỏi

Khi sở hữu một khoản tiền đầu tư khiêm tốn, bạn không thể chi quá mạnh tay để mong thu được lợi nhuận ngay từ lần đầu tiên. Và với số vốn nhỏ, bạn chỉ có thể thử đầu tư với những mã chứng khoán giá thấp, mạo hiểm để làm quen với cách vận hành của thị trường. Nếu có lỡ thất bại, hãy coi đó là một khoản “học phí” để bạn có thêm kinh nghiệm thực chiến.

Mặc dù nói là vậy, tài sản bạn sở hữu ở thị trường chứng khoán có giá trị thực, việc thua lỗ hầu hết thường xảy ra vào những lúc “downtrend”. Vậy nên, bạn hãy mạnh dạn đầu tư vào thị trường này. Khi công ty làm ăn tốt, mã cổ phiếu bạn nắm giữ sẽ tăng trưởng đều đặn và có lãi cao hơn so với gửi tiết kiệm.

2. Chơi chứng khoán vốn ít để lấy kinh nghiệm

Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán
Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thời gian đầu bắt tay vào đầu tư chứng khoán, bạn không nên đặt nặng áp lực phải thu được lợi nhuận ngay mà nên coi đây là giai đoạn đầu tư để tích lũy kinh nghiệm. Với số vốn nhỏ, bạn chỉ có cơ hội để trải nghiệm các mã cổ phiếu giá thấp, có thể cũng chỉ vừa mới IPO mà thôi. Nếu may mắn đầu tư vào một công ty startup có mô hình kinh doanh tốt, trong dài hạn mã cổ phiếu sẽ tăng một cách vô cùng nhanh, thậm chí là đột biến. Nhưng song hành với nó, tỷ lệ các nhà đầu tư thua lỗ cũng cao hơn nhiều. Vì vậy, hãy xác định đây là khoản đầu tư để lấy kinh nghiệm để bạn học được cách tìm ra công ty có tiềm năng tăng trưởng.

3. Coi việc đầu tư vào chứng khoán như một khoản tiết kiệm

Như đã nói ở trên, với số vốn hạn chế thì việc đầu tư chứng khoán đường dài thường kiếm được khá ít lợi nhuận trong thời điểm đầu. Nhưng dẫu vậy, hãy cứ tích lũy và mua chứng khoán để cho tiền luôn hoạt động, không bị rơi vào trạng thái nhàn rỗi. Trừ khi bạn vào thị trường với tâm thế “đánh bạc”, giống như một “trader” hơn là “investor”, mạo hiểm “đu” theo những con sóng ảo trên thị trường. Những người may mắn thì lãi đậm, số còn lại có nguy cơ bị phá sản vì chơi chứng khoán.

Không thể tránh khỏi lúc thị trường biến động gây ảnh hưởng xấu đến việc đầu tư và khiến bạn mất tiền. Bởi vậy, việc học hỏi kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của những chuyên gia đi trước là rất quan trọng giúp bạn giảm nguy cơ bị thị trường “đánh gục”. Chúc bạn may mắn và thành công trên thị trường chứng khoán!

Đồng tác giả: Phan Khánh Linh

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻTweetPin1Chia sẻChia sẻ
Affiliate link vay tiền nhanh Robocash
Nguyễn Công Phúc

Nguyễn Công Phúc

Mình là Phúc, Administrator của Học Thức Tài Chính. Bằng tất cả niềm đam mê đối với nghề viết blog, mình mong rằng những chia sẻ trên Học Thức Tài Chính sẽ mang đến giá trị tích cực và hữu ích cho các bạn độc giả. Thông qua đó, mình cũng hy vọng bản thân sẽ tiếp tục sống một cuộc đời có ích cho cộng đồng.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Affiliate link vay tiền nhanh Tamo

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Cách tạo kênh YouTube

Cách tạo kênh YouTube kiếm tiền & thiết lập tối ưu SEO từ A – Z

31/01/2023
Bull market và bear market là gì?

Bull Market & Bear Market là gì? Nguồn gốc & các cách xác định

29/01/2023
Nhập mã giới thiệu MoMo

Nhập mã giới thiệu MoMo kiếm tiền thật (600k) & Không lừa đảo

21/01/2023
Affiliate link vay tiền nhanh Findo
Học Thức Tài Chính

“Đơn giản… nhưng tối ưu hóa!”

Học Thức Tài Chính là website chia sẻ kiến thức về tài chính được viết bởi nhiều tác giả. Nội dung trên trang đã được kiểm duyệt kỹ càng và đảm bảo chất lượng.

VỀ CHÚNG TÔI

  • DONATE (ỦNG HỘ) ❤️
  • DỊCH VỤ QUẢNG CÁO
  • TUYỂN DỤNG CTV
KHUYẾN MÃI (ƯU ĐÃI)

THÔNG TIN WEBSITE

  • GIỚI THIỆU
  • LIÊN HỆ
  • CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Huy hiệu DMCA website Học Thức Tài Chính

Bản quyền © 2022 Học Thức Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc

Không có kết quả
Xem tất cả các kết quả
  • TÀI CHÍNH
  • KINH TẾ
  • ĐẦU TƯ
  • KIẾM TIỀN
  • CHỨNG KHOÁN
  • TIỀN ĐIỆN TỬ

Bản quyền © 2022 Học Thức Tài Chính - Xây dựng & phát triển bởi Nguyễn Công Phúc